Đường dẫn truy cập

Binh sĩ Chad tiến vào cứ địa cuối của phe chủ chiến ở Mali


Binh sĩ Mali đến thị trấn Douentza vừa được giải phóng và trên đường tới thành phố Gao.
Binh sĩ Mali đến thị trấn Douentza vừa được giải phóng và trên đường tới thành phố Gao.

Binh sĩ nước ngoài được gởi tới Mali

Binh sĩ nước ngoài tại Mali

Pháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.

ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:

-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Các binh sĩ Chad đã bắt đầu tiến vào thành phố Kidal của Mali, cứ địa cuối cùng của các phần tử chủ chiến Hồi giáo tại nước này.

Các giới chức Pháp hôm nay cho hay là một lực lượng gồm 1,800 binh sĩ Chad đã khởi sự tiến vào thành phố, một tuần sau khi các lực lượng chính phủ Mali do Pháp lãnh đạo chiếm quyền kiểm soát phi trường Kidal.

Trước đó, MNLA, một nhóm nổi dậy có lập trường thế tục, đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Kidal.

Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng các cuộc không kích do Pháp thực hiện đã đánh trúng 25 mục tiêu Hồi giáo ở Bắc Mali trong mấy ngày gần đây.

Pháp, nước đã phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali, đã loan báo kế hoạch để tuần tự triệt thoái các lực lượng ra khỏi Mali và trao quyền kiểm soát các thành phố đã tái chiếm, lại cho quân đội Mali và một lực lượng do Châu Phi lãnh đạo.

Hôm thứ Hai, các giới chức Pháp loan báo kế hoạch nhằm bắt đầu triệt thoái phần lớn lực lượng nước này ra khỏi thành phố Timbuktu.

Trong một diễn biến khác, các tổ chức quốc tế và các giới chức đến từ Mali gặp nhau ngày hôm nay để thảo luận về các nỗ lực nhằm ổn định nước này.

Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Châu Phi và Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi dẫn đầu một danh sách gồm khoảng 45 phái đoàn sẽ tham dự phiên họp tại Bruxelles.

Các tổ chức tham hội sẽ thảo luận về các nỗ lực nhân đạo và nhân quyền, kể cả tiến trình chính trị tại Mali, nơi cuộc khủng hoảng khởi sự hồi năm ngoái, khi các binh sĩ Mali lật đổ Tổng Thống.

Tổng Thống lâm thời Dioncounda Traore muốn tổ chức các cuộc bầu cử mới vào tháng Bảy sắp tới.

Một vấn đề chủ yếu khác sẽ được bàn thảo là tiến độ của một lực lượng can thiệp Châu Phi, sẽ thay thế các binh sĩ Pháp.

Liên hiệp Châu Âu đang lập kế hoạch để gửi hàng trăm huấn luyện viên tới giúp quân đội Mali. Cho tới nay, 17 quốc gia Âu Châu đã cam kết sẽ đóng góp vào lực lượng huấn luyện này.

Hoa Kỳ đang hỗ trợ các nỗ lực hậu cần tại Mali. Một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng kể từ hôm Chủ nhật, các phi cơ C-17 đã hoàn tất 30 phi vụ tại Mali, chuyên chở binh sĩ và hàng tấn thiết bị.

Các chiến đấu cơ Pháp vẫn tiếp tục các phi vụ ném bom đường tiếp tế và trung tâm huấn luyện của phe chủ chiến trong vùng sa mạc hẻo lánh ở đông bắc Mali
Các chiến đấu cơ Pháp vẫn tiếp tục các phi vụ ném bom đường tiếp tế và trung tâm huấn luyện của phe chủ chiến trong vùng sa mạc hẻo lánh ở đông bắc Mali
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm qua nói rằng các chiến đấu cơ Pháp vẫn tiếp tục các phi vụ thả bom tấn công các đường tiếp tế và trung tâm huấn luyện của phe chủ chiến trong vùng sa mạc hẻo lánh ở phía Đông-Bắc Mali.

Lên tiếng trên đài phát thanh Pháp, ông Fabius nói rằng mục tiêu là để ngăn không cho phe nổi dậy duy trì sự hiện diện lâu dài ở miền Bắc Mali.

Cuộc đảo chánh tháng Ba năm 2012 tại Mali đã cho phép lực lượng của MNLA và các nhóm Hồi giáo chiếm quyền kiểm soát miền Bắc Mali.

Phe Hồi giáo sau đó chiếm toàn bộ quyền kiểm soát khu vực, và áp đặt luật Hồi giáo khắc nghiệt tại dây, kể cả các biện pháp như cấm nghe nhạc, và buộc phụ nữ phải mang khăn choàng che mặt.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG