Đường dẫn truy cập

Chính phủ Việt Nam can thiệp để đảm bảo năng lực vận chuyển giữa khủng hoảng ở Biển Đỏ


Tàu hàng khổng lồ của Mỹ Gibraltar Eagle ở ngoài khơi Kristiansand, Na Uy, ngày 29/6/2023. Tình trạng các tàu hàng của Mỹ và châu Âu bị phiến quân Houthi liên tục tấn công với lý do hỗ trợ cho người Palestine ở Gaza đã gây gián đoạn cho tuyến vận chuyển Á-Âu.
Tàu hàng khổng lồ của Mỹ Gibraltar Eagle ở ngoài khơi Kristiansand, Na Uy, ngày 29/6/2023. Tình trạng các tàu hàng của Mỹ và châu Âu bị phiến quân Houthi liên tục tấn công với lý do hỗ trợ cho người Palestine ở Gaza đã gây gián đoạn cho tuyến vận chuyển Á-Âu.

Chính phủ Việt Nam đang can thiệp để đảm bảo cho các nhà xuất khẩu trong nước có đủ năng lực vận chuyển container khi khối lượng hàng hóa ngày càng tăng lên do cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, truyền thông trong nước và quốc tế cho biết hôm 22/1.

Theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam được chỉ đạo phối hợp với các cơ quan khác để tìm cách hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách đàm phán với các hãng tàu để tăng cường kết nối giữa Việt Nam, châu Âu và Mỹ trước tình trạng giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container đi các khu vực này tăng cao do cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Biển Đỏ.

Với tuyến vận tải từ châu Á đi châu Âu, hành trình tàu thuyền đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez là tuyến đường ngắn nhất để mang lại chi phí tối ưu. Tuy nhiên, mối đe dọa từ các cuộc tấn công của phiến quân Houthi nhắm vào các tàu vận chuyển ở khu vực Biển Đỏ đã khiến ít nhất 80% tàu trên tuyến Á-Âu phải đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng, khiến thời gian đi lại mất thêm 10-15 ngày.

Theo Cục Hàng hải, ước tính giá cước đường dài từ Việt Nam đã tăng 60% kể từ tháng 12. Giá mỗi container 40 feet là khoảng 2.650 USD đi cảng khu vực Tây Mỹ, 3.900 USD cho khu vực Đông Mỹ và 2.400 USD cho khu vực châu Âu.

Mức giá hiện tại được cho là cao hơn khoảng 88% so với mức giá trước đại dịch COVID-19.

Ngoài giá cước tăng cao, tình trạng chậm trễ giao hàng đã buộc nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng vận chuyển hàng không với giá tăng cao nhiều lần để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm tươi sống. Trước đây, thời gian vận chuyển hàng đi châu Âu thường mất 28-30 ngày, nhưng gần đây, các chủ hàng nhận được cảnh báo thời gian vận chuyển có thể tăng lên 47-55 ngày, theo Vietnamnet.

Các doanh nghiệp Việt Nam lo lắng thị trường châu Âu có thể sẽ chuyển sang mua hàng từ các nhà cung cấp khác không phải qua Biển Đỏ để cắt giảm chi phí.

Trước tình hình trên, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã yêu cầu Cục Hàng hải phải bảo đảm hệ thống cảng biển thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải, và làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải đi châu Mỹ, châu Âu để có thể duy trì tuyến, bổ sung chỗ... đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG