Đường dẫn truy cập

Thủ tướng Thái nói ‘sẽ mất thời gian’ để khắc phục rạn nứt với cựu tướng đảo chính


Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin hôm thứ Năm (24/8) thảo luận về việc khắc phục sự chia rẽ chính trị với người tiền nhiệm, người đã lật đổ chính phủ cuối cùng của đảng ông, khi ông chuẩn bị lựa chọn nội các từ liên minh 11 đảng bao gồm cả các đối thủ dữ dằn.

Ông Srettha đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để trở thành thủ tướng vào thứ Ba và sẽ lãnh đạo một liên minh phức tạp bao gồm các đảng được hậu thuẫn bởi quân đội bảo hoàng đã nhiều lần vận động chống lại Đảng Pheu Thai của ông.

Cuộc gặp của ông với thủ tướng sắp mãn nhiệm và cựu tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha cho thấy tình trạng giảm căng thẳng mong manh trong nền chính trị Thái Lan, khi ông Prayuth là chủ mưu của cuộc đảo chính năm 2014 chống lại chính phủ cuối cùng của Pheu Thai. Ông Prayuth đã nắm quyền trong 9 năm.

“Trình trạng chia rẽ hiện tại sẽ khó vượt qua. Một cuộc đối thoại sẽ không thể kết thúc được. Sẽ mất thời gian”, ông Srettha nói khi đeo chiếc cà vạt màu vàng, màu gắn liền với chế độ quân chủ.

“Tôi hiểu ý định của ông ấy, là ông ấy muốn vượt qua sự chia rẽ và ông ấy quan tâm đến đất nước.”

Khi được các phóng viên hỏi ông Prayuth đã nói gì, ông nói “tôi cần bình tĩnh, kiên nhẫn và bảo vệ quốc gia cũng như chế độ quân chủ”.

Ông trùm bất động sản Srettha mới bước chân vào chính trường cách đây vài tháng và là người không có kinh nghiệm quản lý chính phủ.

THỬ NGHIỆM MỐI QUAN HỆ

Đã có nhiều đồn đoán rằng việc ông lên nắm quyền một cách suôn sẻ đáng ngạc nhiên là một phần của thỏa thuận bí mật giữa giới tinh hoa đang gây chiến ở Thái Lan, bao gồm cả việc tỷ phú Thaksin Shinawatra trở về quê hương đầy kịch tính hôm thứ Ba, sau 15 năm sống lưu vong.

Ông Thaksin, 74 tuổi, nhập viện vì huyết áp cao trong đêm đầu tiên ở tù, nơi ông đang thụ án 8 năm vì lạm dụng quyền lực và xung đột lợi ích.

Ông Thaksin và Pheu Thai đã phủ nhận có một thỏa thuận với các đối thủ của họ trong giới quân sự và phe bảo thủ.

Ông Prayuth, người có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với gia đình Shinawatra, nói với ông Srettha rằng việc hàn gắn những rạn nứt là điều quan trọng.

“Đất nước phải tiến lên và tân chính phủ nên xem xét vấn đề này”, ông Prayuth nói với các phóng viên.

Ông Srettha có nhiệm vụ khó khăn là thành lập và duy trì một liên minh mong manh bao gồm các phe phái đối thủ có lịch sử phản bội, làm tăng nguy cơ về những thách thức nội bộ có thể làm phức tạp việc hoạch định chính sách.

Thái Lan đã trải qua hai thập niên bất ổn chính trị, trong đó có hai cuộc đảo chính và các cuộc biểu tình đường phố, đẩy gia đình Shinawatra và các đồng minh trong thương trường của họ chống lại những người bảo thủ và các gia đình giàu có lâu đời.

Giới truyền thông cũng đang đồn đoán về việc ai sẽ đảm nhận các vị trí chủ chốt trong nội các, một số cho rằng chính ông Srettha sẽ đảm nhận thêm vai trò bộ trưởng tài chính.

Tân chính phủ sau đó sẽ phải trình bày các mục tiêu chính sách của mình trước một phiên họp chung của quốc hội trước khi có thể bắt đầu công việc vào cuối tháng 9.

Tân chính quyền cũng phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng là vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, nơi ngân hàng trung ương dự báo sẽ tăng trưởng chỉ dưới 3,6% trong năm nay.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG