Đường dẫn truy cập

Vụ ám sát ông Munir ám ảnh tiến bộ dân chủ của Indonesia


Người biểu tình Indonesia cầm hình nhà hoạt động nhân quyền Munir Said Thalib trong cuộc biểu tình bên ngoài Cơ quan Tình báo Quốc gia tại Jakarta.
Người biểu tình Indonesia cầm hình nhà hoạt động nhân quyền Munir Said Thalib trong cuộc biểu tình bên ngoài Cơ quan Tình báo Quốc gia tại Jakarta.

Một thập niên sau vụ ám sát nhà hoạt động nhân quyền Indonesia Munir Said Thalib, vụ này vẫn chưa được giải quyết, nhưng vẫn chưa đi vào quên lãng. Vào ngày trước khi tổng thống tân cử Joko Widodo lên nhậm chức, thông tín viên VOA Kate Lamb tìm hiểu về áp lực ngày càng tăng đối với vị tổng thống có đầu óc cải cách đòi mở lại cuộc điều tra.

Vào lúc dân quyền và tự do phát biểu bị trấn áp, ông Munir Said Thalib đã tranh đấu hết mình để phơi bày những sai trái của nhà nước.

Trong những ngày đầu của thời kỳ chuyển tiếp dân chủ mấp mô, ông Munir đã góp phần phát hiện bằng chứng về sự can dự của chính phủ vào những vụ vi phạm nhân quyền ở Đông Timor và Aceh.

Ông cũng lên án 2 nhân vật cấp cao thuộc cơ quan tình báo quốc gia là can dự vào 2 vụ trấn át của quân đội gây chiết người, trong đó có vụ bắt cóc và mất tích các sinh viên tranh đấu trong những vụ bạo động dẫn tới việc lật đổ cựu tổng thống Suharto.

Nhưng nói lên sự thật với nhà cầm quyền đã mang lại hậu quả cho ông Munir. Trong khi đáp máy bay đến Amsterdam vào ngày 7 tháng 9 năm 2004, ông Munir đã bị cho một liều thạch tín gây chết người và đã qua đời trước khi máy bay hạ cánh.

Chưa rõ liệu chất độc được bỏ vào cho ông uống lúc đang đáp chuyến bay của hãng Garuda Indonesia hay vào lúc quá cảnh ở Singapore, song nhiều người tin rằng những kẻ là thủ phạm gây ra cái chết củ ông chưa hề bị đưa ra trước công lý.

Ông Ardi Mantro Aridputra, một nhà nghiên cửu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Indonesia, IPARSIAL, một tổ chức phi chính phủ do ông Munir đứng đầu trước khi chết, nói rằng vụ này là một trắc nghiệm cho Indonesia.

Ông nói vị tổng thống tân cử phải có một lập trường vững chắc để tạo ra thay đổi tích cực trong tương lai. Nếu ông tiếp tục để cho những kẻ vi phạm nhân quyền không bị trừng phạt thì Indonesia sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề của mình trong tương lai.

3 người thuộc hãng hàng không Garuda Indonesia đã bị kết tội có liên hệ đến vụ ám sát, nhưng được cho là họ không hành động một mình.

Ông Pollycarpus Priyanto là một trong các nghi can bị tù và phó giám đốc tình báo thời đó.
Ông Pollycarpus Priyanto là một trong các nghi can bị tù và phó giám đốc tình báo thời đó.

Giới hoạt động cáo buộc rằng những người bị kết tội hành động theo lệnh của Cơ quan Tình báo Quốc gia, viện dẫn bằng chứng về những cú điện thoại và những chuyến thăm giữa Pollycarpus Priyanto, một trong các nghi can bị tù và phó giám đốc tình báo thời đó.

Một bức điện ngoại giao của Hoa Kỳ năm 2007 do Wikileaks tiết lộ cũng viện dẫn các nhân chứng cáo buộc cựu giám đốc cơ quan tình báo nhà nước Abdullah Mahmud Hendropriyono, "đã chủ toạ các cuộc họp hoạch định việc mưu sát ông Munir."

Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói trong một thông cáo rằng “toàn bộ trách nhiệm đối với tất cả những người bị tố cáo là có can dự vẫn còn bị trốn tránh.”

Bất kể áp lực mới, ông Aleksius Jemadu, hiệu trưởng trường khoa học chính trị tại trường Đại học Pelita Harapan, nói rằng tổng thống tân cử Joko Widodo có phần chắc sẽ không mở lại vụ này.

Ông Jemadu cho biết: “Văn hoá không trừng phạt rất mạnh, rất to lớn, và tôi không cho là ông Jokowi có khả năng, có kinh nghiệm để đối mặt với một thách thức to lớn như thế bởi vì đối với tôi, dường như có một thoả thuận ngầm đang thay đổi giữa hàng ngũ những người cầm đầu là không điều tra tất cả những vụ vi phạm nhân quyền đã qua, một cách nghiêm túc như chúng ta có thể trông đợi, hay Hoa Kỳ có thể trông đợi.”

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã thành lập một toán độc lập để điều tra vụ này. Mặc dầu đã ghi rõ trong một sắc lệnh của tổng thống, kết quả cuộc điều tra đó chưa đề được công bố.

Giới hoạt động nay đang hối thúc tổng thống tân cử Joko Widodo, còn được gọi là Jokowi, làm cho các kết quả được được minh bạch sau khi ông lên nhậm chức vào cuối tháng 10.

Giới hoạt động đang hối thúc Tổng thống tân cử Joko Widodo làm cho các kết quả được được minh bạch sau khi ông nhậm chức vào cuối tháng 10.
Giới hoạt động đang hối thúc Tổng thống tân cử Joko Widodo làm cho các kết quả được được minh bạch sau khi ông nhậm chức vào cuối tháng 10.

Nhưng vì những lý do dường như có tính cách chính trị, ông Jokowi đã quyết định chiêu dụ 2 nhận vật co thành tích nhân quyền khả nghị vào vòng thân cận của ông, một là ông Hendropriyono, người được nhắc đến trong bức điện Wikileaks.

Và trong khi ông Jolowi ve vãn cử tri Indonesia bằng phong cách khiêm tốn của ông và một cam kết đối với nhân quyền, ông chưa hề nói rõ là ông sẽ giải quyết vụ Munir.

Ông Haris Azhar, phối hợp viên của tổ chức phi chính phủ, Uỷ ban tranh đấu cho Người Mất tích và Nạn nhân Bạo lực, nói rằng Indonesia cần một nhà lãnh đạo can trường.

Ông Azhar nói: “Mọi thứ đã sẵn có ở đó, bằng cớ, áp lực, sự chú ý, tất cả đều ở đó rồi. Điều chúng ta cần là chỉ có một chính phủ can đảm giải quyết vụ việc, thế thôi.”

Tuy nhiên khi lên nhậm chức, ông Jokowi dự kiến sẽ đặt ưu tiên cho 2 vấn đề chính - giải quyết vấn đề nhậy cảm về chính trị là trợ cấp nhiên liệu, và thương lượng một quốc hội trong đó liên minh của ông nắm phần thiểu số.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG