Đường dẫn truy cập

Văn phòng thủ tướng Thái Lan nói nền kinh tế 'nguy kịch' của nước này cần được kích cầu khẩn cấp


Người dân Thái Lan đi mua sắm ở một chợ truyề thống tại Bangkok hôm 2/10/2023. Thái Lan đang 'bơm' hơn 14 tỷ đồng vào nền kinh tế thông qua chính sách ví điện.
Người dân Thái Lan đi mua sắm ở một chợ truyề thống tại Bangkok hôm 2/10/2023. Thái Lan đang 'bơm' hơn 14 tỷ đồng vào nền kinh tế thông qua chính sách ví điện.

Nền kinh tế Thái Lan đang trong tình trạng nguy kịch, đòi hỏi các biện pháp kích thích khẩn cấp và khả năng cắt giảm lãi suất, theo các quan chức từ văn phòng thủ tướng nước này cho biết hôm 4/3, trong khi Thái Lan đang đẩy mạnh thu hút đầu tư mới từ bên ngoài như Nhà sản xuất xe điện Tesla của Mỹ.

Thủ tướng Srettha Thavisin, người lên nắm quyền vào tháng 8 năm ngoái, đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, vốn đang phải hứng chịu tình trạng xuất khẩu yếu kém và tốc độ phục hồi chậm sau đại dịch so với các nước trong khu vực.

Chánh văn phòng của thủ tướng Thái Lan, Prommin Lertsuridej, nói với các phóng viên rằng “các số liệu cho thấy chúng ta đang không ở trong tình trạng tốt”, đồng thời nêu ra một loạt thách thức, từ việc sử dụng công suất công nghiệp thấp đến các khoản nợ hộ gia đình ngày càng tăng.

Nền kinh tế Thái Lan bất ngờ co cụm trong quý 4 năm 2023 và các nhà hoạch định chính sách đã hạ triển vọng tăng trưởng trong năm nay, tạo thêm áp lực buộc ngân hàng trung ương phải nhượng bộ trước yêu cầu gần như hàng ngày của thủ tướng về việc cắt giảm lãi suất.

Ông Prommin, một chiến lược gia chính trị kỳ cựu, cho biết vẫn có khả năng để giảm lãi suất, và điều này sẽ giúp các hộ gia đình đang gặp khó khăn bằng cách đưa thêm tiền vào tay họ. Nhưng theo vị cựu bộ trưởng Năng lượng Thái Lan, chính phủ sẽ không can thiệp vào việc ra quyết định của ngân hàng trung ương.

Thủ tướng Srettha đã vạch ra tham vọng biến Thái Lan trở thành trung tâm khu vực trong một số lĩnh vực bao gồm xe điện (EV), hàng không, tài chính và nền kinh tế kỹ thuật số. Ông cũng kêu gọi các nhà lập pháp thúc đẩy Thái Lan trở thành một trung tâm ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và du lịch.

“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể”, ông Prommin nói khi đề cập đến các biện pháp bao gồm du lịch miễn thị thực, chính sách giải quyết nợ hộ gia đình và hỗ trợ cho ngành nông nghiệp vốn có vai trò quan trọng.

Ông cho biết, lời hứa bầu cử quan trọng nhằm tặng 10.000 baht Thái (279 USD) cho 50 triệu người Thái để chi tiêu trong cộng đồng địa phương của họ vẫn đang trong kế hoạch và có thể sẽ được thực hiện vào cuối tháng 5.

Các nhà phê bình đã cảnh báo rằng một loạt các biện pháp của chính phủ – đặc biệt là kế hoạch phân phát "ví kỹ thuật số" trị giá 14 tỷ USD – có thể không khả thi về mặt tài chính và có thể gây ra lạm phát.

Đàm phán với Tesla

Một quan chức từ văn phòng thủ tướng cho biết Thái Lan đang tiếp tục đàm phán với hãng ô tô lớn Tesla về khoản đầu tư tiềm năng vào nước này

Chính phủ đã cho phép nhà sản xuất xe điện Mỹ quyền tiếp cận 100% năng lượng sạch cho một cơ sở của hãng ở Thái Lan, trong đó có thể bao gồm sản xuất xe điện và pin.

“Việc này tùy thuộc vào Tesla ngay bây giờ,” ông Supakorn Congsomjit cho biết, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Vị quan chức của văn phòng Thủ tướng Thái Lan nói thêm rằng vào cuối năm ngoái, Tesla đã khảo sát các địa điểm tiềm năng trong nước.

Thái Lan, vốn từ lâu bị thống trị bởi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Toyota Motor và Honda Motor, đã chứng kiến làn sóng đầu tư của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, bao gồm BYD và Great Wall Motor, với số tiền lên tới hơn 1,44 tỷ USD.

Trong nỗ lực thu hút thêm đầu tư nước ngoài, ông Prommin cho biết, chính phủ Thái Lan đang thực hiện các biện pháp trên nhiều mặt, bao gồm nới lỏng các quy định về thị thực, sửa đổi luật để cải thiện sự thuận tiện trong kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất cũng như kỹ thuật số.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG