Đường dẫn truy cập

Sở hữu súng tiếp tục là vấn đề tranh cãi tại Hoa Kỳ


Sở hữu súng tiếp tục là vấn đề tranh cãi tại Hoa Kỳ
Sở hữu súng tiếp tục là vấn đề tranh cãi tại Hoa Kỳ

Lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Tucson, Arizona và những thành phố khác của nước Mỹ để đánh dấu một năm vụ nổ súng làm một nữ dân biểu bị thương nặng và 6 người khác thiệt mạng, gồm cả một thẩm phán và một em gái. Vụ tàn sát này làm cả nước xúc động, nhưng những người bênh vực kiểm soát súng nói chẳng có mấy thay đổi . Thông tín viên đài VOA Jerome Socolovsky bắt đầu bài tường trình về những tranh luận về quyền có súng của người Mỹ tại một sân bắn gần Washington.

Tập bắn tại một sân bắn công cộng thuộc miền bắc Virginia. Cô Valerie Kusterbeck nói cô làm việc này để vui chơi. Tuy nhiên có một khẩu súng cũng giúp cô cảm thấy an toàn.

Cô Kusterbeck nói: "Tôi hiện đang sống với một trong những bạn cùng phòng mà tôi cùng làm việc, và anh thường không có mặt cho nên có một vũ khí bảo vệ cũng tốt."

Bất chấp mục đích của họ ra sao, hay họ thích loại súng bình thuờng hoặc một loại súng gây sát thương nhiều hơn, người Mỹ không phải chỉ bắn, nhưng theo nhà chức trách liên bang, súng mua đã lên đến con số kỷ lục.

Điều này làm anh Colin Goddard rất buồn. Hiện còn 3 viên đạn nằm trong người anh, hậu quả của cuộc tàn sát vào năm 2007 tại một trường đại học ở Virginia. Một người đàn ông có bệnh sử lâu dài về tâm thần đã giết chết 32 người ở trường đại học Virginia Tech.



Hơn một nửa sinh viên trong lớp học của anh Goddard buổi sáng hôm đó nằm trong số những người này.

Anh Goddard cho biết: "Tôi nghĩ tôi giống như nhiều người Mỹ trước vụ thảm sát tại Virginia Tech. Tôi nghĩ chúng ta đã làm mọi việc có thể được để gây khó khăn cho những loại người nguy hiểm để họ khỏi được sờ đến một khẩu súng.

Khi lớn lên anh Goddard sống với gia đình tại Somalia, Bangladesh, Indonesia.

Anh Goddard nói: "Và khi tôi sống ở những nơi đó, đại gia đình của tôi tại Hoa Kỳ lo sợ cho sự an toàn của tôi và muốn chúng tôi trở về Mỹ. Do đó cuối cùng khi tôi ghi tên theo học trường đại học của một thị trấn nhỏ miền tây bang Virginia thì mọi người thở phào nhẹ nhỏm."

Anh Goddard hiện làm việc với một tổ chức kiểm soát súng được đặt tên là Jim Brady, cựu giám đốc báo chí của Tổng thống. Ông Brady bị thương nặng trong vụ mưu sát Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1981. Ông Dennis Henigan hiện đứng đầu Chiến dịch Brady để ngăn ngừa bạo động bằng súng.

Ông Henigan nói: "Đây là một thảm kịch độc nhất của Hoa Kỳ. Không quốc gia công nghiệp nào của phương Tây dung thứ loại hình và mức độ bạo động do súng gây ra như chúng ta có tại Mỹ."

Các giới chức Y tế Hoa Kỳ nói hàng năm có khoảng 100.000 người bị bắn. Và vụ nổ súng làm dân biểu Gabrielle Giffords bang Arizona bị thương không giúp đưa ra đạo luật quan trọng nào cấm cá nhân sử dụng súng.

Ông John Snyder người vận động lâu năm cho quyền có súng nói chính phủ Mỹ không có quyền hạn chế việc sở hữu súng.

Ông Snyder nói: "Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Và họ cần phải biết rõ ràng điều này."

Ông Snyder nói luật lệ chặt chẽ hơn sẽ thất bại vì quá nhiều người Mỹ sở hữu súng.

Ông Snyder nói tiếp: "Có nhiều người Mỹ sở hữu súng hơn là cử tri bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ!"

Cuộc tranh luận về việc kiểm soát súng đã đụng tới trọng tâm của quan niệm tự do cá nhân của Mỹ. Tuy nhiên, những người vận động cho quyền sở hữu súng và những người bênh vực kiểm soát súng không đồng ý về tự do có nghĩa là gì trong vấn đề súng ống. Và trong khi những cuộc tranh luận vẫn tiếp tục thì ngày càng có nhiều người Mỹ tập bắn, phòng trường hợp cần đến.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG