Đường dẫn truy cập

Tòa Bạch Ốc: Tiến trình chính trị ở Ai Cập sẽ 'gập ghềnh'


Các cuộc đàm phán giữa phe đối lập tại Ai Cập và chính phủ của Tổng thống Mubarak đã không ngăn được hàng ngàn người biểu tình và đòi ông từ chức ngay tức khắc
Các cuộc đàm phán giữa phe đối lập tại Ai Cập và chính phủ của Tổng thống Mubarak đã không ngăn được hàng ngàn người biểu tình và đòi ông từ chức ngay tức khắc

Hôm qua, Tòa Bạch Ốc tiên đoán các cuộc thương thảo sẽ tiến theo một con đường mấp mô trước mắt tại Ai Cập. Đó là các cuộc thương thảo mà phát ngôn viên của Tổng thống Barack Obama nói là cần phải dẫn đến các cuộc bầu cử công bằng và một nền dân chủ cởi mở. Thông tín viên VOA Dan Robinson ghi nhận các thẩm định của Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tại Ai Cập, trong bài tường thuật sau đây.

Sau khi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hôm chủ nhật trên đài truyền hình Fox rằng Ai Cập không thể trở lại vị trí cũ, lời bình duy nhất của Tổng thống Obama hôm thứ hai là một nhận định ngắn ngủi với các phóng viên khi ông đi bộ từ Tòa Bạch Ốc sang Phòng Thương Mại Hoa Kỳ để đọc một bài diễn văn.

Tổng thống Obama nói “chúng ta đang đạt được tiến bộ,” ám chỉ các cuộc thương nghị giữa chính phủ Ai Cập và những phe khác nhằm giải quyết vụ khủng hoảng chính trị.

Khi được hỏi về thẩm định của ông Obama, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs đáp rằng: “Chúng ta có khởi đầu của một tiến trình đang diễn ra, một tiến trình mà ta biết phải bao gồm một loạt các biện pháp phải tiến hành, một loạt các sự kiện cần phải thương thảo với một bộ phận rộng rãi các đảng đối lập nhằm đưa chúng ta tới một cuộc bầu cử tự do và công bằng.”

Nói rằng tiến trình chuyển đổi sẽ “mấp mô,” ông Gibbs lập lại các phát biểu trước đó cho rằng chỉ có nhân dân Ai Cập mới có thể đánh giá liệu những lời nói có biến thành hành động hay không.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc mô tả thực chất tình hình ở Ai Cập là “một tiến trình chứ không phải là các nhân vật.”

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao P.J.Crowley được hỏi liệu tình hình chính trị có trở nên phức tạp vì một sự ra đi vội vã của Tổng thống Mubarak hay không, với lập luận rằng điều đó có thể xảy ra bởi vì cơ cấu nối tiếp chính trị ở Ai Cập.

Ông Crowley đáp: “Nếu Tổng thống Mubarak từ chức hôm nay, theo hiến pháp hiện hành như tôi hiểu, sẽ có một cuộc bầu cử trong vòng 60 ngày. Một vấn đề có thể được đề ra là liệu Ai Cập hôm nay có sẵn sàng để tổ chức một cuộc bầu cử cởi mở, và hợp lý hay không, dựa trên tình hình mới đây mà nói thật ra là các cuộc bầu cử không mang tính chất tự do và công bằng chút nào.”

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Joe Gibbs nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ cực lực khuyến khích một tiến trình chuyển đổi có ý nghĩa tại Ai Cập, trong đó chính phủ đề ra một “loạt các biện pháp và một thời biểu” mà dân chúng Ai Cập cảm thấy yên tâm.

Được hỏi về các nhận định của Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman mà theo trích dẫn đã nói rằng nước ông chưa sẵn sàng cho thể chế dân chủ, ông Gibbs nói rõ ràng là những phát biểu như thế sẽ không được sự “đồng thuận nào của nhân dân Ai Cập.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG