Đường dẫn truy cập

UNHCR: Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn có thể đổ vỡ


Hai người phụ nữ ngồi ở cầu tàu của một trại tị nạn chứa khoảng 3.200 di dân và người tị nạn ở Skaramagas, ngày 25 tháng 8 năm 2016.
Hai người phụ nữ ngồi ở cầu tàu của một trại tị nạn chứa khoảng 3.200 di dân và người tị nạn ở Skaramagas, ngày 25 tháng 8 năm 2016.

Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại rằng thỏa thuận giữa Liên hiệp châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng người Syria và những người tị nạn khác vào châu Âu có thể bị đổ vỡ.

Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng lung lay khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ rút chân ra khỏi thỏa thuận trừ khi Liên hiệp châu Âu giữ cam kết giảm bớt các hạn chế về visa đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc William Spindler nói UNHCR đang theo dõi sát tình hình. Ông nói với đài VOA rằng cơ quan ông không thể chểnh mảng và đã chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào.

Ông Spindler nói:

‘Dù ngay từ đầu đã có một số lo ngại về thỏa thuận này, nhưng chúng tôi không còn giải pháp thay thế nào khác. Không có kế hoạch B. Vì vậy, chúng tôi rất lo lắng rằng nếu tình hình thay đổi, chúng ta có thể lại phải chứng kiến những thống khổ của người tị nạn, những cái chết trên biển..v..v... Chúng tôi không muốn việc đó tái diễn.’

Ông Spindler cáo buộc EU không tuân thủ cam kết. Ông lưu ý rằng tháng 9 năm ngoái, EU đã đồng ý tái định cư 160.000 người tị nạn tại Hy Lạp và Ý trong số 24 nước thành viên. Tới nay, ông cho biết, chưa tới 4.000 người tị nạn được tái định cư.

Ông Spindler: ‘Tại châu Âu có cảm tưởng là cuộc khủng hoảng này đã qua vì không thấy những hình ảnh đau lòng như năm ngoái... Dù tình hình đã được cải thiện đáng kể so với năm ngoái, nhưng chúng ta vẫn cần phải giải quyết.’

Năm ngoái, hơn 1 triệu người tị nạn và di dân vượt biển Địa Trung Hải vào châu Âu. Trong năm nay, hơn một phần tư con số này đã cập bến.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc báo cáo có sự gia tăng đột biến về số lượng di dân tới Hy Lạp. Người phát ngôn của UNICEF Sarah Crowe cho biết hàng trăm người tị nạn và trẻ em di cư đang bị mắc kẹt tại Hy Lạp, nơi hiện đang có gần 27.500 người đồng cảnh ngộ.

Bà Crowe nói:

‘Đối với những trẻ em chưa rõ số phận sẽ về đâu, bị mắc kẹt, và đối mặt với rủi ro thì công cụ hiệu quả nhất lúc này chính là cảm giác được ổn định, nghĩa là cần phải đưa các em vào sinh hoạt trường lớp, vào học tập và vào các hoạt động.’

Bà Crowe cho hay UNICEF đang hỗ trợ các hoạt động học tập và vui chơi giải trí cho trẻ em tị nạn tại một trại tập trung gần thủ đô Athens của Hy Lạp. Vẫn theo lời bà, các chương trình giáo dục cũng đang được tăng cường tại các trại khác.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG