Đường dẫn truy cập

LHQ đình chỉ tư cách thành viên của Libya trong hội đồng nhân quyền


Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Susan Rice nói rằng quyết định này là một lời khiển trách gay gắt giới lãnh đạo Libya nhưng đó là do họ tự chuốc lấy
Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Susan Rice nói rằng quyết định này là một lời khiển trách gay gắt giới lãnh đạo Libya nhưng đó là do họ tự chuốc lấy

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đồng thanh biểu quyết đình chỉ tư cách thành viên của Libya trong Hội đồng Nhân quyền của tổ chức quốc tế này vì những vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn trong hai tuần lễ đàn áp những người biểu tình chống chính phủ. Từ trụ sở LHQ, Thông tín viên đài VOA Margaret Besheer tường trình đây là lần đầu tiên một quốc gia bị đình chỉ nhiệm vụ tại hội đồng trụ sở tại Geneve này.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đồng thanh biểu quyết đình chỉ tư cách thành viên của Libya trong Hội đồng Nhân quyền của tổ chức quốc tế này vì những vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn trong hai tuần lễ đàn áp những người biểu tình chống chính phủ. Từ trụ sở LHQ, Thông tín viên đài VOA Margaret Besheer tường trình đây là lần đầu tiên một quốc gia bị đình chỉ nhiệm vụ tại hội đồng trụ sở tại Geneve này.

Trên 50 quốc gia đã đồng bảo trợ cho nghị quyết được nhất trí chấp thuận. Đại sứ Li Băng tại LHQ Nawaf Salam đề xuất bản nghị quyết, nói rằng việc đình chỉ này là một biện pháp ngoại lệ và ông hy vọng rằng đây có tính cách tạm thời.

Nghị quyết dài 1 trang bày tỏ “quan ngại sâu xa” về tình trạng nhân quyền ở Libya và nêu ra rằng Đại hội đồng LHQ có thể đình chỉ tư cách thành viên trong Hội đồng Nhân quyền nếu một thành viên của hội đồng này vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và có hệ thống.

Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Susan Rice nói rằng quyết định này là một lời khiển trách gay gắt giới lãnh đạo Libya nhưng đó là do họ tự chuốc lấy. Bà lập lại lời kêu gọi nhà lãnh đạo Moammar Gahdafi từ chức.

Bà Rice nói: “Ông ấy đã mất hết tư cách chính đáng để lãnh đạo đất nước và phải ra đi. Các cuộc biểu tình ở Libya do người Libya thực hiện. Đây là vấn đề quyền cơ bản của nhân dân Libya và của tất cả mọi người và là vấn đề một chế độ đã không hoàn thành được trách nhiệm bảo vệ được chính dân chúng của mình.”

Lên tiếng nhân danh các quốc gia châu Phi, đại diện của Mauritius bày tỏ sự ủng hộ việc đình chỉ tư cách thành viên của Libya và tuyên bố khu vực của ông lo ngại sâu xa đối với tình hình đang diễn tiến ở Libya.

Đại sứ Mauritius nói: “Cộng đồng quốc tế cần phải gửi một thông điệp mạnh mẽ tới những người chịu trách nhiệm về các cuộc bạo động chống lại người dân Libya, và tới những người dân Libya đang bầy tỏ các nguyện vọng hợp pháp, rằng hội đồng không làm ngơ trước các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn và có hệ thống, và rằng cộng đồng quốc tế tôn trọng quyền của những người biểu tình ôn hoà muốn bày tỏ các nguyện vọng chính đáng của mình.”

Đại sứ Hungary Csaba K.Orosi lên tiếng thay mặt cho Liên hiệp Aâu Châu, nhấn mạnh rằng việc đình chỉ tư cách thành viên của Libya không phải là một sự trừng phạt đối với nhân dân nước này.

Ðại sứ Hungary nói: “Ngược lại, quyết định này là một thông điệp vang dội nói lên sự đoàn kết đối với họ và sự quan tâm cực kỳ về hoàn cảnh khó khăn của họ.”

Hội đồng Nhân quyền LHQ được thành lập với 47 quốc gia có trách nhiệm tăng cường việc quảng bá và bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Những người chỉ nói rằng các thành viên của tổ chức này có cả những nước vi phạm nhân quyền như Trung Quốc, Angola, Cuba và tới bây giờ là Libya, và rằng hội đồng thường xuyên nhắm mục tiêu vào Israel một cách bất công.

Cũng trong phiên họp ngày hôm qua, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trình bày với các nước thành viên về cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Libya và dọc theo biên giới của này giáp với Ai Cập và Tunisia, nơi hằng chục ngàn công nhân di trú đã bỏ chạy để tránh bạo động.

Ông Ban loan báo ông dự tính bổ nhiệm một đặc sứ trong vòng tuần tới để làm việc chặt chẽ với chính phủ các nước trong vùng cũng như cộng đồng quốc tế để phối hợp cách đáp ứng của LHQ.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG