Đường dẫn truy cập

Tổng thống Obama nói chuyện tại buổi thắp nến cầu nguyện ở New Town


Dân chúng đến dự buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát tại trưởng tiểu học Sandy Hook.
Dân chúng đến dự buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát tại trưởng tiểu học Sandy Hook.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm thị trấn trong tiểu bang Connecticut, nơi đang đau buồn trước vụ thảm sát 20 trẻ em và 6 người lớn tại một trường tiểu học hôm thứ Sáu. Nhà lãnh đạo Mỹ nói chuyện tại buổi thắp nến cầu nguyện, và gặp gia đình của các nạn nhân cũng như nhân viên cấp cứu đến giúp trong vụ này.

Với tâm trạng đau buồn, người dân thị trấn Newtown, bang Connecticut, đi đến những nơi cầu nguyện, hôm Chủ nhật. Ông Robbie Parker nhớ đến đứa con gái mới 6 tuổi của ông, Emilie, bị bắn chết tại trường tiểu học Sandy Hook. Ông nói:

“Con bé vẽ rất giỏi. Và lúc nào cũng mang viết chì, viết mực theo người, vì vậy không bao giờ bé bỏ lỡ cơ hội vẽ một bức hình hay một tấm thiệp. Bé là người hướng dẫn 2 em gái nhỏ của mình, vui thích dạy 2 em đọc, múa, và tìm thấy những niềm vui đơn thuần của cuộc sống.”

Bé Emilie Parker Fund, 6 tuổi, một trong những em nhỏ bị bắn chết trong vụ thảm sát tại Connecticut.
Bé Emilie Parker Fund, 6 tuổi, một trong những em nhỏ bị bắn chết trong vụ thảm sát tại Connecticut.
Phụ huynh của các em học sinh sống sót trong vụ này, chia sẻ nổi đau buồn. Bà Lynn Wasik, có con gái là Alexis học ở trường Sandy Hook, nói trong chương trình của đài truyền hình tin tức Fox hôm Chủ nhật:

“Tôi nghĩ tôi vẫn còn chết lặng cả người. Thật không cách nào giải thích được hành động của con người này, không phải chỉ đối với các gia đình mà còn đối với cả một cộng đồng, cả một quốc gia.”

Người ta tin rằng kẻ nổ súng, Adam Lanza, 20 tuổi, đã giết mẹ của anh ta ở tại nhà trước khi tới trường bắn giết.

Có những câu chuyện được kể lại về hành động anh hùng của các viên chức quản lý nhà trường và giáo viên với tay không chạy xô vào Lanza dùng thân mình để chặn giữa tay súng và các em học sinh của họ đang bị kinh hoảng.

Adam Lanza trang bị với các khẩu súng của mẹ, đã tự kết liễu cuộc sống, sau khi 10 phút bắn phá điên cuồng tại trường Sandy Hook.

Đây là vụ mới nhất trong các vụ bắn giết bừa bãi xảy ra ở Mỹ trong mấy năm gần đây, và làm dấy lên những lời kêu gọi hạn chế võ khí chặt chẽ hơn.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Durbin đặt vấn đề trong khi nói chuyện trên đài truyền hình tin tức Fox hôm Chủ Nhật:

Tên của các nạn nhân trên một lá cờ Mỹ ở Newtown, Connecticut, ngày 16/12/2012.
Tên của các nạn nhân trên một lá cờ Mỹ ở Newtown, Connecticut, ngày 16/12/2012.
“Có phải là có những loại súng thực ra không nên được bán trên toàn nước Mỹ không? Các loại võ khí tấn công của quân đội, chẳng hạn như loại võ khí được dùng trong vụ khủng khiếp ở Connecticut? Có phải những đạn dược công phá mạnh chẳng có lý nào dùng cho hoạt động thể thao, săn bắn, hay ngay cả cho tự vệ không?”

Những người ủng hộ quyền được mang súng nói rằng câu trả lời là đừng vi phạm quyền mang võ khí của người Mỹ. Cũng xuất hiện trong chương trình của Fox Dân biểu Cộng hòa Louis Gohmert nói:

“Người dân tự do nên được võ trang. Nó bảo đảm chống lại sự chuyên chế của chính phủ.”

Dân biểu Gohmert lập luận rằng vấn đề không phải là một quốc gia tràn ngập súng, mà là công dân không được trang bị súng đầy đủ. Ông nói rằng các nạn nhân trong vụ nổ súng tại trường Sandy Hook có lẽ đã được cứu, nếu giáo viên được mang súng đến trường. Ông nói:

“Nghe câu chuyện về hành động anh hùng của vị hiệu trưởng, tôi ước gì bà ấy có một khẩu súng trường trong văn phòng của bà. Như vậy khi bà nghe tiếng súng bà sẽ mang nó ra, mà không phải lao ra, một cách anh hùng, với hai tay không.”

Khoảng một nữa các gia đình ở Mỹ có ít nhất 1 khẩu súng. Trên 200 triệu khẩu súng thuộc sở hữu tư nhân.

Hôm thứ Sáu Tổng thống Obama đã nói đến sự cần thiết giải quyết tình trạng bạo lực về súng, nhưng ông chưa đưa ra đề nghị nào về việc này.

VOA Express

XS
SM
MD
LG