Đường dẫn truy cập

Trung Quốc phớt lờ cuộc họp của IMF, World Bank tại Nhật Bản


Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm lu mờ cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, diễn ra hôm nay, tại Tokyo. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Steve Herman từ thủ đô Nhật Bản, các giới chức hàng đầu đại diện cho nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới không tham dự.

Trong một động thái bất thường, trái với nghi thức ngoại giao của mình, Trung Quốc không cử các giới chức chủ chốt cấp cao tới tham dự cuộc một loạt các cuộc họp thường niên, quan trọng, mang tính toàn cầu của các bộ trưởng tài chính và các giới chức ngân hàng trung ương khắp thế giới.

Ngân hàng Thế giới xác nhận rằng Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên sẽ được đại diện bởi các quan chức cấp thấp hơn.

Trước đó, cũng có thông báo rằng 4 ngân hàng hàng đầu Trung Quốc sẽ không có mặt tại cuộc họp với sự tham gia của các giới chức liên quan từ 180 quốc gia.

Việc Trung Quốc cử phái đoàn cấp thấp tới tham dự được xem như là hành động làm mất mặt nước chủ nhà Nhật Bản, quốc gia mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ bấy lâu nay và gần đây đã leo thang.

Trung Quốc giải thích lịch trình kín đặc là lý do mà các giới chức hàng đầu không thể tham dự. Tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi được hỏi rằng liệu sự vắng mặt của các giới chức có cho thấy sự không hài lòng của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Ông Hồng trả lời rằng việc Nhật Bản mua quần đảo Điếu Ngư là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc. Ông nói rằng Nhật Bản nên thừa nhận tranh chấp giữa hai quốc gia và tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho rằng sự vắng mặt của Trung Quốc là điều ‘rất đáng thất vọng’.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói rằng điều đáng tiếc các giới chức Trung Quốc đã từ chối tham dự một cuộc họp quan trọng như vậy

Ông Fujimura nói rằng vì giao thương giữa Nhật Bản và Trung Quốc là điều quan trọng nên chính phủ Nhật Bản sẽ có cái nhìn xa hơn và sẽ tiếp tục tìm cách giao tiếp với Trung Quốc.

Hiện có lo ngại rằng cuộc tranh chấp một nhóm đảo nhỏ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng hiện do Nhật Bản kiểm soát có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế hai nước và các quốc gia trong khu vực.

Thống đốc Ngân hàng Pháp Christian Noyer gọi sự vắng mặt của người đồng cấp phía Trung Quốc và của Bộ trưởng Tài chính nước này là một vấn đề ngoại giao mà ông nên không bình luận.

Ông Noyer nói: “Tôi hy vọng rằng các cuộc thảo luận trong các cuộc họp khác nhau dù sao đi nữa cũng sẽ thành công.”

Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua quần đảo tranh chấp Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) từ một chủ sở hữu tư nhân hồi tháng trước, quan hệ với Trung Quốc đã mau chóng trở nên xấu hơn.

Các cuộc biểu tình bài Nhật đã bùng ra khắp Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã chứng kiến doanh số bán xe tại Trung Quốc sụt giảm.

Giá cổ phiếu của các hãng xe chịu nhiều áp lực trong phiên giao dịch ngày hôm nay, đẩy thị trường chứng khoán Tokyo xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng, và chỉ số Nikkei đã thấp hơn 2% lúc đóng cửa.

Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung (bấm vào các đảo để xem)

Loading map...

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG