Đường dẫn truy cập

TQ nhấn mạnh vai trò hiến pháp trong việc xây dựng pháp trị


Đảng Cộng sản TQ phê chuẩn việc khai trừ nhiều giới chức cấp cao trong các cuộc họp. Tuy nhiên, danh sách các giới chức này không bao gồm ông Chu Vĩnh Khang
Đảng Cộng sản TQ phê chuẩn việc khai trừ nhiều giới chức cấp cao trong các cuộc họp. Tuy nhiên, danh sách các giới chức này không bao gồm ông Chu Vĩnh Khang

Các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấp thuận một kế hoạch tăng cường pháp trị trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, nêu bật sự cần thiết phải tuân hành hiến pháp quốc gia, theo một thông cáo vừa công bố vào lúc kết thúc các cuộc họp cấp cao nhất trong tuần này.

Đảng cũng phê chuẩn việc khai trừ nhiều giới chức cấp cao trong các cuộc họp. Tuy nhiên, danh sách các giới chức này không bao gồm cựu trưởng ngành an ninh quốc gia Chu Vĩnh Khang, người bị nhiều người trông đợi sẽ bị khai trừ vào lúc kết thúc các cuộc thảo luận tập trung vào pháp trị lần đầu tiên trong lịch sử đảng.

Việc ông Chu có thể bị khai trừ đang được theo dõi sát, vì ông là thành viên cấp cao nhất trong đảng chưa bị điều tra về tội tham nhũng. Trường hợp của ông được coi là tiêu biểu cho cam kết của đảng trong chiến dịch chống tham nhũng với chủ trương không ai đứng trên pháp luật.

Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng có thể quyết định đưa ra vào ngày thứ bảy, khi uỷ ban kỷ luật đảng họp tại Bắc Kinh.

Cuộc tranh đấu chống tham nhũng

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu lên nắm quyền cách đây 2 năm, đảng Cộng sản đã phát động một phong trào kiên quyết chống tham nhũng nhắm mục đích rũ bỏ một vấn đề mà đảng nói là đe doạ đến chính sự sống còn của đảng.

Hơn 50 giới chức cấp cao đã phải đối mặt với các cáo trạng, nhưng tất cả các cuộc đàm phán đó đều bắt đầu trước tiên trong nội bộ đảng. Các chuyên gia pháp lý nói nhân viên điều tra hình sự nên xử lý các cuộc điều tra tham nhũng, chứ không phải là đảng.

Tân Hoa Xã nói trong phiên họp kín tuần này, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản đã đồng ý tiến hành các biện pháp củng cố sự độc lập của ngành tư pháp.

Cuộc họp cũng đồng ý về các nhiệm vụ chính là phát huy pháp trị ở Trung Quốc, theo bản thông cáo. Các biện pháp bao gồm việc tăng cường một “hệ thống luật lệ xã hội chủ nghĩa với các đặc điểm Trung Quốc nhấn mạnh đến hiến pháp đất nước.

Báo cáo cũng nói cuộc họp còn yêu cầu các biện pháp củng cố việc thực thi hiến pháp và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng một chính phủ tôn trọng luật pháp. Nhưng các nhà phân tích nói cuộc họp không mang lại mấy kết quả nhằm gạt qua một bên những mối quan ngại lâu dài cho rằng đảng vẫn đứng trên luật pháp.

Tân Hoa Xã nói cuộc họp tập trung vào vai trò dẫn đầu mà đảng phải nắm trong việc mưu tìm xây dựng pháp trị và quảng bá cải cách hiến pháp ở Trung Quốc.

Cuộc họp cũng hối thúc Quốc hội và Ban Chấp hành trung ương Đảng cải tiến việc giám sát hiến pháp.

Tôn trọng hiến pháp

Chưa rõ ngay được những thay đổi nào sự kiện này có thể mang lại. Mặc dầu hiến pháp Trung Quốc được phê chuẩn vào năm 1982, giới chỉ trích lâu nay vẫn lên án đảng Cộng sản là làm lơ văn kiện này.

Hiến pháp Trung Quốc nói, “không có tổ chức hay cá nhân nào có quyền vượt qua hiến pháp và pháp luật.” Hiến pháp cũng bảo đảmg những quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tổ chức biểu tình.

Ngay sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây 2 năm, ông đã đọc một bài phát biểu trong đó ông nhắc lại cam kết theo hiến pháp là không ái đứng trên luật pháp.

Khi đó, các nhận định đã được hoan nghênh bởi những người mang hy vọng đó là một dấu hiệu nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ mở màn cho các cải cách xã hội dân sự. Nhưng kể từ đó, đảng Cộng sản đã bắt đầu tiến hành một chiến dịch kiên quyết bịt miệng giới bất đổng, cả trên mạng lẫn nơi công cộng.

Các cá nhân tán thành việc các giới chức đảng công khai tài sản, một biện pháp mà các đảng viên đã công khai ủng hộ, đã bị bỏ tù. Trong khi các cuộc biểu tình tiếp tục ở Hong Kong, Trung Quốc đã bắt giữ mấy chục người lên tiếng hậu thuẫn cho phong trào Chiếm Trung.

Tân Hoa Xã nói hơn 360 thành viên chính thức và dự bị của ban Chấp hành trung ương Đảng, cũng như các chuyên gia và học giả, đã dự cuộc họp gọi là Đại hội lần thứ tư.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG