Đường dẫn truy cập

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt bạo động phe phái ở Iraq


Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ Iraq tiếp xúc với tất cả các phe phái để ngăn chặn bạo động phe phái bùng ra trong tháng này với các hậu quả tai hại.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố ông rất quan ngại về tình hình an ninh xấu đi một cách mau chóng ở Iraq, kể cả tin tức về những vụ hành quyết tập thể bừa bãi do tổ chức Nhà nước Iraq và Levant tiến hành.

Ông nói có nguy cơ thực sự sẽ xảy ra thêm bạo động phe phái ở quy mô lớn bên trong và vượt ra khỏi cả biên giới của Iraq. Ông cho biết ông đã nói chuyện với Thủ tướng Iraq Nuri Kamel al-Maliki và hối thúc ông Maliki khởi sự một cuộc đối thoại với mọi thành phần để tìm ra một giải pháp.

Ông nói điều cấp thiết là các nhà lãnh đạo phải lắng nghe tiếng nói của người dân, để biết được các nguyện vọng và các mối quan tâm của họ.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói: “Bất ổn chính trị thường dẫn tới một môi trường nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan và khủng bố thẩm nhập vào xã hội. Vì thế, tôi khẩn khoản kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới phải thực tâm chú ý đến các nguyện vọng của dân chúng trước khi các nguyện vọng hay các lời khiếu nại của họ châm ngòi cho bất ổn chính trị.”
Thủ tướng Iraq Nuri Kamel al-Maliki.
Thủ tướng Iraq Nuri Kamel al-Maliki.

Ông Ban cho biết ông sẽ không dự báo liệu tình hình bất ổn ở Iraq và Syria ngay cạnh, là nước đã bước qua năm thứ tư chiến tranh, có thể bùng ra thành một cuộc chiến tranh khu vực hay không. Nhưng ông nói với đài VOA rằng ông lấy làm quan ngại về khả năng Iraq có thể tan rã.

Ông Ban giải thích: “Ðiều quan trọng vào lúc này là chính phủ Iraq phải có một nhà nước, cho dù là của người Sunni, Shia hay Kurd - họ phải có khả năng sống hài hòa với nhă, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền cùng các giá trị của Liên Hiệp Quốc… Tôi rất lo ngại về tất cả các tình hình như đang xảy ra ở đây đó - ở châu Phi, ở Trung Ðông, và các nơi khác.”

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nói đã đến lúc tất cả các nhà lãnh đạo thế giới phải giải quyết các mối quan tâm, các khiếu nại, và sự bất mãn của nhân dân họ trước khi khác diễn biến vuột ra khỏi tầm kiểm soát và biến thành những cuộc khủng hoảng không thể kiềm chế được nữa.

Ông nêu ra trường hợp Syira, hiện đang chia rẽ một cách vô vọng, bị đè bẹp bởi các nhóm cực đoan, và là nơi không thấy được một giải pháp chính trị ở chân trời nữa. Ông nói chính phủ và các tổ chức vũ trang từ chối không đi tìm hòa bình bởi vì tất cả đều tin rằng họ có thể thắng cuộc chiến tranh bằng đường lối quân sự. Ông gọi đây là một quan niệm sai lầm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG