Đường dẫn truy cập

Tổng thống Burundi yêu cầu dân chúng giao nạp vũ khí


Có những lo ngại ngày càng tăng là tối hậu thư giao nạp vũ khí của Tổng thống Pierre Nkurunziza sẽ gây nên một làn sóng bạo động rộng lớn tại một quốc gia hiện đã có nhiều xáo trộn.
Có những lo ngại ngày càng tăng là tối hậu thư giao nạp vũ khí của Tổng thống Pierre Nkurunziza sẽ gây nên một làn sóng bạo động rộng lớn tại một quốc gia hiện đã có nhiều xáo trộn.

Ngày thứ Bảy, các quan sát viên quốc tế theo dõi những biến chuyển tại Burundi vào lúc một lệnh có tính chất cưỡng chế của tổng thống có hiệu lực. Lệnh này yêu cầu người Burundi trao vũ khí họ có nếu không sẽ trở thành “kẻ thù của quốc gia.”

Có những lo ngại ngày càng tăng là tối hậu thư giao nạp vũ khí của Tổng thống Pierre Nkurunziza sẽ gây nên một làn sóng bạo động rộng lớn tại một quốc gia hiện đã có nhiều xáo trộn.

Người Burundi quan tâm đến sự an toàn của họ cảm thấy tính mạng họ bị đe dọa trong những ngày gần đây.

Một cư dân Bujumbura nói: “Sự sợ hãi này do những lời tuyên bố của cấp lãnh đạo đưa ra. Chúng tôi rất sợ và lo lắng vì họ có thể dùng tất cả sức mạnh quân sự đối phó với chúng tôi. Đó là lý do tại sao mọi người chạy trốn.”

Burundi đang trong một chu kỳ bạo động kể từ khi Tổng thống Nkurunziza tái đắc cử một nhiệm kỳ thứ ba gây nhiều tranh cãi vào tháng 7 năm nay.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon lên án bạo động, trong đó có vụ ám sát con ông Pierre Claver Mbonimpa, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng.

Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói: “Ông Tổng thư ký cũng lên án những lời tuyên bố công khai dường như nhằm vào việc xúi dục bạo động hay thù hận đối với những thành phần khác nhau trong xã hội Burundi. Những lời nói có tính chất kích động đáng bị lên án và nguy hiểm. Việc này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình tại nước này.”

Ngày thứ Hai, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp phiên đặc biệt để thảo luận về bạo động leo thang và những tuyên bố có tính chất kích động.

Mới đây, Tổng thống Barack Obama nói ông có kế hoạch loại bỏ Burundi khỏi chương trình ưu đãi mậu dịch có tên là Luật về Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) vì việc đàn áp gắt gao đối lập chính trị tại nước này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG