Đường dẫn truy cập

Thỏa thuận Iran tạo cơ hội khôi phục các mối quan hệ ngoại giao


Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu nhân ngày 'Ngày Kỹ thuật Hạt nhân' ở Tehran, Iran, 9/4/2015.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu nhân ngày 'Ngày Kỹ thuật Hạt nhân' ở Tehran, Iran, 9/4/2015.

Khung dự kiến về chương trình hạt nhân Iran đã được thỏa thuận trong tháng này khơi lại mối nghi ngờ về việc khi nào thì các lệnh trừng phạt của phương Tây nên được dỡ bỏ. Thế nhưng nhiều nhà phân tích nói rằng quá trình này mang lại cơ hội cho cả Tehran và phương Tây giải quyết những vấn để nóng bỏng khác trong khu vực, chẳng hạn như các cuộc xung đột ở Syria và Yemen.

Hôm thứ Năm,Tổng thống Hassan Rouhani tiết lộ trước một hội đồng nhiên liệu hạt nhân tại quốc hội để đánh dấu “Ngày Kỹ thuật Hạt nhân” của Iran. Lãnh đạo tối cao của Iran phát biểu vào tuần này rằng không có bảo đảm nào là thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của đất nước sẽ đạt được vào hạn chót tháng Sáu. Thế nhưng Ayatollah (nhà lãnh đạo Hồi giáo tối cao) đang tạo ra một sự cân bằng tinh tế, cựu đại sứ Anh ở Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, ông Peter Jenkins, nói:

“Có một sự tương phản giữa điều dành cho công chúng và điều ông ta nói riêng với Rouhani”.

Khung dự kiến đã được thỏa thuận ở Thụy Sỹ vào đầu tháng này về chương trình hạt nhân của Iran đã đưa ra một bước đệm cho việc tham gia sâu hơn, theo lời ông Mehrdad Khonsari, một nhà cựu ngoại giao Iran và là người đứng đầu Tổ chức Tái thiết Kinh tế và Hòa giải Quốc gia ở Iran:

“Bất cứ điều gì đã được thỏa thuận ở Lausanne đều có thể cung cấp một khuôn khổ và chất xúc tác cho Iran để nỗ lực giải quyết các vấn đề này, để đi theo hướng xây dựng lòng tin, để cố gắng củng cố vị thế của riêng minh.”

Một số nhà phân tích nói sự lạc quan như thế về các ý định của Iran bị đặt nhầm chỗ một cách nguy hiểm – trong số đó có ông Davis Lewin của nhóm chính sách The Henry Jackson Society:

“Đây là một chế độ xấu xa rất giỏi về việc khai thác tình huống một cách có chiến thuật, tạo ra những kiểu liên minh, các mối quan hệ và sự năng động trong khu vực để cho phép họ mở rộng sự ảnh hưởng bất chính một cách đáng kể. Và chúng ta không được để bị lừa với suy nghĩ là hòa bình sắp đến”.

Xung đột dân sự ở Yemen đang leo thang khi phiến quân Houth tiến vào thành phố miền nam Aden. Washington đã cáo buộc Iran cung cấp hỗ trợ cho Houthi. Nhưng thỏa thuận hạt nhân có tạo ra một cơ hội cho sự hòa dịu, ông Peter Jenkins nói:

“Có khả năng Hoa Kỳ và Iran có thể có một cuộc đối thoại hiệu quả và Iran có thể thực hiện bất cứ ảnh hưởng nào mà họ có đối với Houthi để kết thúc tình trạng chiến tranh.”

Tehran mô tả các cuộc không kích của liên minh do Ả Rập Xê-út dẫn đầu chống lại Houthi là “diệt chủng.” Iran có những lợi ích hợp pháp trong khu vực, ông Mehrdad Khonsari nói:

“Có những hạn chế đối với điều mà Iran có thể làm và đã làm, so sánh với những gì Ả Rập Xê-út đã làm và đang làm. Nhưng họ có thể đàm phán, họ có thể có đối thoại.”

Iran ủng hộ cho tổng thống Syria Bashar al-Assad, bị cáo buộc tội ác chiến tranh chống lại người dân của ông. Nhưng sự nổi lên của các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo đã tạo ra một kẻ thù chung, một quan điểm chung, cho Iran và các địch thù. Ông Khonsari nói:

“Xác định các đối thủ cạnh tranh của họ có thể tạo ra một cục diện khác. Tôi nghĩ đó là hướng mà chính phủ Rouhani có thể tiến hành. Không phải là Iran nên từ bỏ chính sách của mình ở Syria”.

Các nhà phân tích cho rằng cơ hội cho một cuộc đối thoại rộng hơn có thể sẽ ngắn ngủi nếu như Iran và phương Tây không đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện trong những tuần sắp tới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG