Đường dẫn truy cập

Chính phủ Thái Lan để ngỏ khả năng đàm phán với phe Áo đỏ


Người biểu tình Áo đỏ ngồi trên lốp xe trong khu thương mại ở trung tâm thủ đô Bangkok, ngày 27 Tháng Tư, 2010
Người biểu tình Áo đỏ ngồi trên lốp xe trong khu thương mại ở trung tâm thủ đô Bangkok, ngày 27 Tháng Tư, 2010

Những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đe dọa sẽ chuyển các cuộc tập hợp lại gần hơn với các nhóm ủng hộ chính phủ. Nhưng chính phủ Thái Lan vốn bị vây hãm sau các cuộc biểu tình kéo dài gần bảy tuần qua cho biết vẫn để ngỏ khả năng mở các cuộc đàm phán mới nếu không xảy ra thêm bạo lực. Thông tín viên Ron Corben tường thuật từ Bangkok.

Những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đe dọa sẽ chuyển các cuộc tập hợp lại gần hơn với các nhóm ủng hộ chính phủ. Nhưng chính phủ Thái Lan vốn bị vây hãm sau các cuộc biểu tình kéo dài gần bảy tuần qua cho biết vẫn để ngỏ khả năng mở các cuộc đàm phán mới nếu không xảy ra thêm bạo lực. Thông tín viên Ron Corben tường thuật từ Bangkok.

Hôm nay, tình hình căng thẳng gia tăng khi người biểu tình chống chính phủ đặt lốp xe trên đường ray tàu, khiến hệ thống tàu điện trên cao của Bangkok phải ngừng hoạt động trong nhiều giờ.

Những người biểu tình áo đỏ còn tuyên bố rằng họ sẽ di chuyển gần hơn tới nơi các nhóm ủng hộ chính phủ tụ tập để tránh một cuộc đàn áp bạo lực của quân đội.

Ông Sean Boonpracong, một phát ngôn viên của phe áo đỏ, cáo buộc quân đội là áp dụng các luật lệ bất công, bởi vì cho phép các cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ, nhưng lại đe dọa sẽ dẹp tan các cuộc biểu tình của phe áo đỏ.

Ông Sean cho biết: "Họ có thể tập hợp mà quân đội chẳng hề thực sự tiến hành biện pháp nào để giải tán họ. Họ được tự do tụ tập mà quân đội không làm gì cả. Giờ chúng tôi sẽ đến gần họ nếu quân đội muốn giải tán chúng tôi thì cũng phải đồng thời giải tán họ. Đó là lời cảnh báo tư lệnh quân đội phải thực thi nguyên tắc một cách công bằng."

Những người biểu tình do Mặt trận Dân chủ Đoàn kết chống độc tài (UDD) muốn Thủ tướng Abhisit Vejjajiva phải từ chức và tổ chức bầu cử ngay lập tức, nhưng yêu sách này đã bị chính phủ bác bỏ.

Tuy nhiên, ông Buranuj Sumatharak, một phát ngôn viên cho Đảng Dân chủ cầm quyền, nói rằng chính phủ đề xuất mở các cuộc đàm phán mới chừng nào không xảy ra thêm bạo lực.

Ông Buranuj nói: “Điều quan trọng là bảo đảm rằng dân chúng an toàn, và chúng tôi tự tin có thể khôi phục luật pháp và trật tự ở nước này. Chính phủ cũng sẵn đối thoại với điều kiện các cuộc thương nghị diễn ra không phải qua việc sử dụng bạo lực bởi các nhóm có liên hệ với người biểu tình.”

Đề nghị đối thoại được đưa ra sau bài phát biểu của đức vua Bhumipol Adylyadej hôm qua trước các tân thẩm phán. Ông kêu gọi các thẩm phán này phải làm việc một cách trung thực để bảo đảm trật tự của đất nước. Nhà vua Thái không đề cập trực tiếp tới cuộc khủng hoảng chính trị.

Chính phủ trước đó cáo buộc UDD âm mưu làm tổn hại tới nền quân chủ. Nhưng UDD đã bác bỏ cáo buộc này.

Đây là các cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm qua. Có ít nhất 26 người đã thiệt mạng và gần 1,000 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa các binh sĩ và người biểu tình, cũng như trong các vụ tấn công bằng lựu đạn.

Một cuộc thăm dò của một trường đại học cho thấy các cuộc biểu tình đã làm nền kinh tế Thái Lan thiệt hại khoảng ba tỷ đôla. Hàng chục nghìn người đã tạm thời phải nghỉ việc vì các cửa hàng, khách sạn và văn phòng gần nơi người biểu tình đóng đô ở Bangkok đã buộc phải đóng cửa.

Phần lớn những người biểu tình áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi năm 2006.

UDD nói rằng chính phủ Abhisit thiếu tính cách hợp pháp nhờ bởi vì đã lên nắm quyền theo một thỏa thuận của quốc hội sau khi tòa án đưa ra các phán quyết giải thể các chính quyền thân Thaksin do dân bầu ra.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG