Đường dẫn truy cập

THAAD tiếp tục là vấn đề tranh cãi tại thượng đỉnh Mỹ-Hàn


Beynəlxalq Yoga Günü fələstinli oğlan Qəzzada yoga hərəkətləri edir.&nbsp;&nbsp;<br />
<br />
&nbsp;
Beynəlxalq Yoga Günü fələstinli oğlan Qəzzada yoga hərəkətləri edir.&nbsp;&nbsp;<br /> <br /> &nbsp;

Các giới chức Nam Triều Tiên lên tiếng ủng hộ hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD trước cuộc họp thượng đỉnh của Tổng thống Moon Jae-in với Tổng thống Donald Trump trong tuần này, nhưng vấn đề này vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong lúc các nhà lập pháp ở Washington bày tỏ lo ngại về việc kế hoạch triển khai hệ thống phi đạn này bị trì hoãn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD sử dụng radar cực mạnh với công nghệ hồng ngoại để đánh chặn tên lửa đạn đạo bắn đến.

Năm 2016, Washington và Seoul thỏa thuận triển khai THAAD để giúp Nam Triều Tiên chống khả năng tên lửa đạn đạo và hạt nhân ngày càng phát triển của Bắc Triều Tiên.

Bảo vệ quân đội Mỹ

THAAD còn để bảo vệ cho 28.000 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Nam Triều Tiên.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Cory Gardner của bang Colorado và Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez của bang New Jersey mới đây đã gởi thư yêu cầu Tổng thống Trump đặt ưu tiên cho việc triển khai hệ thống THAAD trong cuộc họp với Tổng thống Moon của Nam Triều Tiên trong tuần này.

Trong thư gởi Tổng thống Trump, hai nghị sĩ này nói: “Chúng tôi đề nghị ông lập lại với Tổng thống Moon rằng quyết định triển khai THAAD là một quyết định của liên minh để bảo vệ cho cả binh sĩ Mỹ và hàng triệu người dân Nam Triều Tiên, trong khi nó không đặt ra bất cứ mối đe dọa nào cho các nước láng giềng của Nam Triều Tiên.

Triển khai THAAD bị trì hoãn

Việc triển khai THAAD do người tiền nhiệm theo quan điểm bảo thủ của ông Moon là cựu Tổng thống Park Geun Hye thỏa thuận với Mỹ. Tuy nhiên hồi tháng 3, bà Park đã bị luận tội vì bị tố cáo dính líu trong vụ bê bối tham nhũng nhiều triệu đôla.

Ngay sau khi lên cầm quyền hồi tháng 5, Tổng thống Moon đã ra lệnh dừng việc triển khai đầy đủ hệ thống phòng thủ THAAD lại cho đến khi nghiên cứu ảnh hưởng môi trường được thực hiện xong.

Hôm thứ Hai 26/6, bà Kang Kyung-wha, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, lập lại rằng nước Cộng hòa Triền Tiên ủng hộ việc cuối cùng sẽ triển khai THAAD.

Bà Kang nói: “Chính phủ Nam Triều Tiên không có ý định rút lại cam kết đã đưa ra trên tinh thần liên minh Mỹ-Hàn. Thông qua thẩm định ảnh hưởng môi trường là một tiến trình cần thiết cho địa phương. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định triển khai hệ thống THAAD.”

Trung Quốc trả đũa

Tổng thống Moon cũng cố tìm cách hóa giải sự chống đối THAAD của Trung Quốc và những tiếng nói chống đối ngay trong nước ông.

Bắc Kinh xem hệ thống radar cực mạnh của THAAD vốn có thể quét vào lãnh thổ của Trung Quốc và theo dõi các hoạt động quân sự là một mối đe dọa đến an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tin nói Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp hạn chế thương mại không chính thức đối với các hoạt động kinh doanh của Nam Triều Tiên để trả đũa.

Viện nghiên cứu Huyndai nói rằng nếu kéo dài việc Trung Quốc hạn chế du hành, ngành mỹ phẩm và giải trí của Hàn Quốc sẽ bị thiệt hại hơn 7 tỉ đôla trong năm nay. Tuy nhiên, sau quyết định của Tổng thống Moon hoãn triển khai phi đạn THAAD, có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh nới rộng một số biện pháp cấm đoán trong thương mại song phương.

Theo ông Zhag Tuosheng, một nhà phân tích chính sách đối ngoại của Quỹ Phát triển Chiến lược Quốc tế của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, để giải quyết vấn đề này thì Nam Triều Tiên và Mỹ phải có những biện pháp trấn an Trung Quốc về những lo ngại về an ninh thực sự của Bắc Kinh.

Trong một bài viết cho Quỹ Phát triển Đông Á trong tuần này, ông Tousheng nói: “Ví dụ như có thể thay đổi hệ thống radar của THAAD, khống chế tầm mức và hướng theo dõi của radar này, và chủ động cung cấp cho Trung Quốc công nghệ và dữ liệu liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Phản đối trước Ðại sứ quán

Cuối tuần qua, những người biểu tình chống THAAD đã tuần hành ôn hòa trước Ðại sứ quán Mỹ ở trung tâm thủ đô Seoul. Các nhà tổ chức nói rằng hơn 3.000 người tham gia biểu tình.

Một số người chống đối THAAD ở Nam Triều Tiên tranh luận rằng cái giá phải trả cho việc gây hấn đối với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là không đáng. Các nhà phân tích nói THAAD không thể chống đỡ một cuộc tấn công lớn của pháo binh Bắc Triều Tiên nhắm vào 25 triệu cư dân Seoul và những khu vực sát biên giới. Nhưng người sống gần biên giới thì lo ngại hệ thống radar của THAAD có thể gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường.

VOA Express

XS
SM
MD
LG