Đường dẫn truy cập

Thái Lan: Biểu tình chống chính phủ biến thành bạo động


Cảnh sát dùng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để giải tán người biểu tình gần các văn phòng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra ở thủ đô Bangkok, ngày 18/2/2014.
Cảnh sát dùng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để giải tán người biểu tình gần các văn phòng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra ở thủ đô Bangkok, ngày 18/2/2014.
Tại Thái Lan, ít nhất 3 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi các lực lượng an ninh của chính phủ tiến vào dẹp bỏ những địa điểm biểu tình chống chính phủ tại Bangkok. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben tại Bangkok, những vụ xung đột xảy ra giữa lúc Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra trả lời những câu hỏi liên quan đến vai trò của bà trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi.

Vụ đụng độ giữa trưa xảy ra tại Bangkok khi các viên chức an ninh tiến đến để dẹp bỏ những địa điểm biểu tình chống chính phủ chung quanh thành phố, mở lại những văn phòng bị đóng cửa trong nhiều tuần lễ vì biểu tình.

Cảnh sát dùng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để giải tán khoảng 2.000 người biểu tình chiếm các khu đất gần các văn phòng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Cả hai phía dường như sử dụng vũ khí trong các cuộc xung đột trên đường phố.

Ông Sunai Pasuk, một nhà nghiên cứu cao cấp của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở New York nói việc nổ súng bằng đạn thật giữa hai bên xác nhận có sự hiện diện của những phần tử chủ chiến hoạt động cùng với những người biểu tình để chống lại cảnh sát.

“Sự kháng cự dường như mạnh mẽ hơn và khi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su thì một số người biểu tình phản ứng lại bằng cách bắn đạn thật và dùng những loại vũ khí dùng trong chiến tranh như súng phóng lựu M79 làm cho 1 cảnh sát thiệt mạng và nhiều người khác bị thương và việc này gây nên những vụ đụng độ trên đường phố giữa hai bên.”

Sau vụ nổ súng, cảnh sát rút lui. Tuy nhiên ông Chalerm Yumbangrung, Bộ trưởng Lao động đồng thời là người cầm đầu các hoạt động an ninh chuyên giám sát việc thi hành lệnh khẩn cấp nói ông sẽ đẩy mạnh kế hoạch dẹp hết các địa điểm biểu tình.

Những cuộc biểu tình bắt đầu vào giữa tháng Giêng năm nay trong một chiến dịch của Hôïi đồng Nhân dân Cải cách Dân chủ (PDRC), có liên hệ với Đảng Dân chủ đối lập, để buộc bà Yingluck từ chức.

Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử trước thời hạn vào ngày 2 tháng 2, nhưng PDRC đã làm gián đoạn một phần cuộc bầu cử bằng những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham dự để ngăn không cho cử tri đi bầu.
Hiện nay, thách thức mới nhất đối với bà Yingluck Shinawatra là việc quản lý chương trình mua gạo của nông dân mà những người chỉ trích cho rằng đầy dẫy tham nhũng, làm nhà nước thiệt hại hàng tỉ đô la.

Ngày hôm nay, Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia NACC loan báo tiếp theo một cuộc điều tra là sẽ truy tố bà Yingluck Shinawatra.

Ông Chris Baker, một tác giả và nhà bình luận về chính trị Thái Lan , nói tòa án sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tương lai của Thủ tướng Yingluck.

“Hành động về phía tòa án và đặc biệt vụ án tham nhũng chống lại bà Yingluck rất quan trọng và đóng một phần quan trọng cho hồi kết của vụ việc này. Đây là một loại công thức giữ thể diện cho cả hai bên vì trong khi ông Suthep thất bại, bà Yingluck cũng phải lùi bước và điều khó khăn hiện nay là tìm một công thức để làm việc này và một công thức pháp lý để làm việc này- một giải pháp nào đó phù hợp với hiến pháp.”

NACC đã yêu cầu bà Yingluck vào ngày 27 tháng 2 trả lời những câu hỏi về tham nhũng. Tài liệu nộp cho Tối cao Pháp viện sẽ yêu cầu Thủ tướng không làm nhiệm vụ chính thức nữa, nhưng không từ chức cho đến khi có phán quyết chung cuộc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG