Đường dẫn truy cập

Tàu vũ trụ Trung Quốc mang mẫu đất đá từ Mặt trăng về Trái đất


Sứ mạng Mặt trăng của Trung Quốc
Sứ mạng Mặt trăng của Trung Quốc

Khoang chứa mẫu vật từ tàu thăm dò mặt trăng của Trung Quốc quay trở lại Trái đất hôm 17/12 cùng với các mẫu đá lấy được từ mặt trăng lần đầu tiên trong hơn 40 năm, mang lại cơ hội để hiểu biết về lịch sử hệ mặt trời và đánh dấu bước ngoặt mới cho chương trình vũ trụ đang tăng tiến của Trung Quốc.

AP dẫn tin từ Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc thông báo khoang chứa mẫu vật của tàu thăm dò Hằng Nga 5 đã đáp xuống Khu tự trị Nội Mông trước 2 giờ sáng (giờ địa phương).

Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết khoang này và khối lượng mẫu vật lấy từ mặt trăng được đưa lên máy bay trực chỉ trụ sở của chương trình vũ trụ ở Bắc Kinh để tiến hành tháo rời và phân tích.

Vẫn theo cơ quan không gian của Trung Quốc, sứ mệnh này đạt được những thành tựu đầu tiên cho chương trình thăm dò mặt trăng trong việc thu thập mẫu vật, phóng một phương tiện từ bề mặt mặt trăng và gắn nó vào khoang để đưa các mẫu vật về Trái đất.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu đọc tại Trung tâm Kiểm soát Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh gọi đây là một thành tựu lớn, đánh dấu một bước tiến vĩ đại cho công nghiệp vũ trụ Trung Quốc.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập bày tỏ hy vọng những người tham gia sứ mệnh sẽ tiếp tục đóng góp để giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc không gian lớn.

Sự trở về của tàu thăm dò Trung Quốc đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học thu được mẫu đá mới từ Mặt trăng, kể từ sau robot thăm dò Luna 24 của Liên Xô cũ vào năm 1976.

Vẫn theo AP, các mẫu đá do Trung Quốc mới mang về được cho là có niên đại thấp hơn hàng tỷ năm so với những mẫu đá mà Hoa Kỳ và Liên Xô cũ từng thu được trước đây, mang lại những hiểu biết mới về lịch sử mặt trăng và các thiên thể khác trong hệ mặt trời.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG