Đường dẫn truy cập

Quân đội Mỹ muốn đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tới Đức


Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại đảo Guam. Nguồn tin riêng của Reuters cho biết quân đội Mỹ muốn đưa hệ thống THAAD tới Đức để tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại đảo Guam. Nguồn tin riêng của Reuters cho biết quân đội Mỹ muốn đưa hệ thống THAAD tới Đức để tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu.

Quân đội Mỹ tổ chức các cuộc hội đàm sơ bộ về việc đưa một hệ thống phòng thủ tên lửa hùng mạnh tới Đức, tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu, theo 2 nguồn tin riêng của Reuters hiểu biết về vấn đề này.

Động thái này, theo các chuyên gia, có thể làm dấy lên căng thẳng mới với Moscow.

Kế hoạch sơ bộ nhằm đưa Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới châu Âu được đề xuất trước khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi hiệp ước hạt nhân Iran 2015, và được đưa ra trong bối cảnh gia tăng thúc ép tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không của châu Âu.

Trong khi châu Âu và Mỹ không đồng nhất về số phận hiệp ước hạt nhân Iran, họ có cùng có những mối quan ngại về việc Iran tiếp tục phát triển các tên lửa phi đạn đạo.

Ba tên lửa Shahab của Iran có thể di chuyển 2.000km, đủ để tới phía nam châu Âu, và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nói rằng họ sẽ tăng phạm vi bắn nếu bị đe dọa vì phạm vi bị giới hạn bởi ý đồ chiến lược chứ không phải những hạn chế về công nghệ.

Bộ Tư lệnh châu Âu của Hoa Kỳ đã thúc đẩy để có một hệ thống THAAD ở châu Âu trong nhiều năm qua, và việc Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran làm tăng thêm sự cấp bách của vấn đề, theo người đứng đầu Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa phi lợi nhuận, Riki Ellison.

Một quan chức quân sự cấp cao của Đức nêu lên sự cần thiết phải có thêm nhiều radar hơn trên khắp châu Âu để theo dõi và giám sát tốt hơn các mối đe dọa tiềm năng cũng như ngăn chặn các máy bay đánh chặn nếu cần thiết.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ không đưa ra quyết định nào về hành động như vậy.

“Hiện tại không có kế hoạch xây dựng các hệ thống THAAD ở Đức. Chúng tôi không thảo luận về kế hoạch quân sự tiềm năng trong tương lai, vì chúng tôi không muốn cho các đối thủ tiềm năng biết ý định của mình. Đức vẫn là một trong những đối tác gần gũi nhất và đồng minh mạnh nhất của chúng tôi,” theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eric Pahon.

Việc triển khai một hệ thống phòng thủ khác của Hoa Kỳ tới châu Âu có thể trấn an các đồng minh NATO ở Nam Âu hiện đang nằm trong phạm vi tấn công của các tên lửa Iran, theo một quan chức quân đội của khu vực.

Thảo luận về việc triển khai một hệ thống THAAD ở châu Âu cũng xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Nga.

NATO từ lâu khăng khăng rằng chương trình phòng thủ tên lửa của mình không hướng vào Nga, nhưng liên minh này đã có một giọng điệu cứng rắn hơn đối với Moscow sau vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga ở Anh.

Moscow phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong vụ đầu độc, và đổ lỗi cho những căng thẳng trong việc mở rộng quân sự của NATO về phía đông, thiết lập lá chắn tên lửa đạn đạo với một địa điểm quan trọng ở Romania, được tuyên bố sẵn sàng chiến đấu vào năm 2016.

Việc di chuyển THAAD sang Đức có thể tạo ra khoảng cách radar do sự chậm trễ hai năm trong việc hoàn thành một khu vực phòng thủ tên lửa Aegis Ashore thứ hai ở Ba Lan mà ban đầu dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay.

Vấn đề này có thể được nêu ra trong một cuộc đánh giá phòng thủ tên lửa mới của Lầu Năm Góc dự kiến vào đầu tháng 6. Việc xem xét này có thể dẫn tới một kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa phòng thủ tên lửa và sự cần thiết phải ngăn chặn Nga, vốn đã được nhấn mạnh trong chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ, theo Tom Karako, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

Quân đội Mỹ muốn đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tới Đức?
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:16 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG