Đường dẫn truy cập

Phe chống đối thỏa thuận hạt nhân Iran đồng loạt lên tiếng


Các nhà ngoại giao Mỹ hội đàm với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại Vienna, Áo, ngày 28/6/2015.
Các nhà ngoại giao Mỹ hội đàm với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại Vienna, Áo, ngày 28/6/2015.

Trong khi các cường quốc trên thế giới và Iran tiếp tục các cuộc thương thảo về hạt nhân tại Vienna, nhiều nhà quan sát tỏ ra lạc quan về việc sẽ sớm đạt được một thỏa thuận hạt nhân, nhưng phe chống đối ở cả hai phía đang lên tiếng mạnh mẽ hơn. Và trong khi khó có thể đạt một thỏa thuận mà sau đó có thể được thực thi thành công, các nhà phân tích cho rằng các ý kiến lỗi thời sẽ không còn là một yếu tố thực tiễn trong các cuộc đàm phán.

Trong khi các cuộc đàm phán đang tiếp diễn ở Vienna, phe chống đối đồng loạt lên tiếng trên mạng Internet để chỉ trích các nhà ngoại giao Mỹ và Iran là đang thương thảo với kẻ thù.

Ông Trita Parsi, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mỹ và Iran, nhận định:

“Dù có ở Tehran hay ở Washington thì họ cùng có chung tiếng nói. Họ nói rằng 'nhóm đàm phán đang bán đứng đất nước'. Các nhà đàm phán đồng ý về mọi điều, đưa ra quá nhiều nhượng bộ. Đây sẽ là một thảm họa. Đây là điều tồi tệ nhất từng xảy ra”.

Ông Parsi nói rằng một số những lời chỉ trích xuất phát từ những người ủng hộ những đối thủ của Iran vì họ lo ngại Iran sẽ mạnh hơn.

Nhưng khi trả lời phỏng vấn qua Skype, ông Yan St-Pierre, người lãnh đạo công ty an ninh MOSECON, có trụ sở ở Berlin, cho rằng một số người có tư tưởng cứng rắn đang theo đuổi quan điểm lỗi thời về quan hệ quốc tế.

“Quan điểm của họ dựa trên những ấn tượng về sự đối nghịch hệ tư tưởng giữa Mỹ và Iran những năm 80 và 90. Tư tưởng này không mang tính xây dựng và không thích hợp với bối cảnh của năm 2015”.

Ông St- Pierre nói rằng mối quan hệ quốc tế hiện nay đòi hỏi các nước được cho là “kẻ thù” phải làm việc cùng nhau.

Thí dụ như Mỹ và Iran cùng ở một phe chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, nhưng lại là các bên đối nghịch ở Syria và Yemen.

Ông Parsi nói rằng vấn đề các quan sát viên quốc tế tới thanh sát các địa điểm hạt nhân của Iran sẽ là một tiến trình được sắp đặt chặt chẽ, chứ không phải cho phép một sự tiếp cận tự do như nhiều chính trị gia mong muốn. Một điểm còn chưa thống nhất đó là thời biểu nới lỏng các biện pháp trừng phạt mà Iran muốn thực thi ngay.

“Các biện pháp trừng phạt đã gây tác động đáng kể tới cuộc sống của thường dân Iran. Thêm nữa là việc quản lý yếu kém của chính phủ Iran”.

Kể từ khi Liên Hiệp Quốc yêu cầu Iran ngưng các hoạt động hạt nhân năm 2006, các biện pháp trừng phạt quốc tế đã dẫn tới việc tài sản bị đóng băng và các hoạt động thương mại thì bị hạn chế.

Theo ông Parsi, việc thuyết phục những người chỉ trích là thỏa thuận hạt nhân sẽ giúp mọi người an toàn hơn sẽ chỉ bắt đầu khi nào các bên đạt được một thỏa thuận.

“Chúng ta rất dễ bị chìm ngập trong các thông tin khác nhau. Các cuộc đàm phán này đã diễn ra một thời gian. Phần lớn các câu hỏi và các vấn đề mà chúng ta biết tới là về các vấn đề kỹ thuật từ chính các nhóm thương thuyết”.

Ông nói rằng phần lớn các mối quan hệ quốc tế sẽ có những sự thay đổi to lớn sau khi một quốc gia bị đánh bại về mặt quân sự, nhưng các cuộc đàm phán kiểu này có thể là một cơ hội để ngăn chặn một cuộc xung đột bùng lên thành chiến tranh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG