Đường dẫn truy cập

Ông Nguyễn Phú Trọng đến Phnom Penh ‘ve vãn’ Campuchia


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Quốc Vương Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, hôm 20/7 tại chính điện Hoàng Cung ở thủ đô Phnom Penh (Ảnh: Chinhphu.vn)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Quốc Vương Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, hôm 20/7 tại chính điện Hoàng Cung ở thủ đô Phnom Penh (Ảnh: Chinhphu.vn)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni hôm 20/7 tại chính điện Hoàng Cung ở thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm “cấp nhà nước” kéo dài ba ngày theo lời mời của nhà vua Campuchia, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập bang giao.

Truyền thông Việt Nam miêu tả chuyến thăm Campuchia của ông Trọng là “một dấu mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trong quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia”.

Thông tấn xã Việt Nam mô tả cảnh người dân Campuchia tưng bừng đón tiếp người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam: “Dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Pochentong về Hoàng cung, hàng nghìn người dân và thanh thiếu niên Campuchia cầm cờ, hoa, vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... Từng đàn chim bồ câu bay lượn trên bầu trời, trước cửa Hoàng cung - hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị.”

Cùng ngày, Tân Hoa Xã Trung Quốc đưa tin ông Trọng có buổi gặp kéo dài 90 phút với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và cho biết hai bên đã ký một số văn kiện quan trọng, như tuyên bố chung về tăng cường hợp tác và hữu nghị, một hiệp định khung về kết nối kinh tế, một nghị định thư về hoạt động cứu hộ thiên tai dọc theo biên giới, biên bản ghi nhớ về việc phát triển nhà máy thủy điện và về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông.

Đáng chú ý, theo Tân Hoa Xã, ông Trọng đã nói với ông Hun Sen rằng Việt Nam quyết định tặng 25 triệu đôla Mỹ viện trợ để xây dựng tòa văn phòng Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia.

Chuyến đi của ông Trọng là muốn vuốt ve trở lại sự thân thiện ngày xưa đã dựng lên ông Hunsen, người đã cai trị Cambodia hơn 32 năm.
Giáo sư Tạ Văn Tài

Giáo sư, luật sư Tạ Văn Tài, một học giả ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi các vấn đề Việt Nam và Trung Quốc, nói với VOA về ý nghĩa chuyến thăm Campuchia của ông Trọng:

“Chuyến đi của ông Trọng là muốn vuốt ve trở lại sự thân thiện ngày xưa đã dựng lên ông Hunsen, người đã cai trị Cambodia hơn 32 năm.”

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc

Cựu giáo sư trường Harvard nhận định rằng dù Campuchia là “đàn em” cũ của Việt Nam, nhưng dần dần dưới sức ép quốc tế và chính trị trong nước, chính quyền Hunsen trở nên độc lập hơn và thân hơn với Trung Quốc:

“Nhưng chính quyền Hunsen cố gắng tách rời Việt Nam và bắt đầu dựa vào thế lực Trung Quốc. Mối quan hệ Việt-Campuchia có cả sự căng thẳng, thân thiện và độc lập. Trong các hội nghị của ASEAN, Việt Nam nhiều lúc muốn dùng ASEAN là một cộng đồng để đối nghịch với Trung Quốc, nhưng Campuchia là nước cản trở, nhất là về vấn đề Biển Đông. Đây là tương quan của đàn em cũ, nhưng trở nên độc lập hơn, vì Campuchia dựa vào cường quốc Trung Quốc.”

Cùng nhận định với giáo sư Tạ Văn Tài, nhà hoạt động dân chủ thâm niên Nguyễn Đan Quế ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng là người quan sát mối quan hệ ba nước Đông Dương trong nhiều thập niên qua, nhận định:

“Chuyến đi này không chính danh, nhưng quan trọng đối với Hà Nội. Vì thế chiến lược mới muốn tách ba nước Đông Dương thành ba thế lực chính trị cá biệt bằng kinh tế và chính trị. Hiện nay có hai xu thế đối nghịch nhau: một bên là Hà Nội muốn nắm Lào và Campuchia, một bên là thế giới các siêu cường, trong đó có Trung Quốc, cũng như các nước ASEAN muốn tách ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thành ba thế lực chính trị cá biệt. Chính sách này của Việt Nam lỗi thời, khó mà có thể thành công. Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy mối tương quan giữa ba nước Đông Dương đang có chiều hướng đi vào một kỷ nguyên mới.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố là dù thế giới có nhiều chuyển biến, nhưng “tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia là không thể chia rẽ”.

Về vấn đề Biển Đông, trang mạng baotintuc.vn nói hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước có liên quan thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trước đó vào chiều ngày 18/7, tại Hà Nội, ông Trọng đã tiếp Phó Chủ tịch nước Lào Phankham Viphavanh, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào.

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘ve vãn’ Campuchia
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:41 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG