Đường dẫn truy cập

Tranh cãi công tội Hun Sen: Hồi sinh 1979 hay 10 năm đô hộ?


Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại một lễ ký kết ở Phnompenh ngày 25/4/2017. Các đảng ở Campuchia từng tranh cãi về việc liệu Campuchia được ‘hồi sinh’ vào năm 1979 hay bị trao cho Việt Nam trong 10 năm chiếm đóng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại một lễ ký kết ở Phnompenh ngày 25/4/2017. Các đảng ở Campuchia từng tranh cãi về việc liệu Campuchia được ‘hồi sinh’ vào năm 1979 hay bị trao cho Việt Nam trong 10 năm chiếm đóng.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen kỷ niệm 40 năm “con đường cứu nước” của mình trong chuyến thăm và gặp gỡ với các lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Hun Sen, người đào tẩu khỏi hàng ngũ Khmer Đỏ năm 1977, gọi hành trình vượt biên sang Việt Nam là để “cứu đất nước.” Trong cuộc nói chuyện với các tướng lĩnh quân đội, quan chức và người dân 2 nước tại khu vực biên giới của Việt Nam và Campuchia hôm 21/6, ông so sánh mình với Charles De Gaulle của nước Pháp. Ông nói “tôi đã làm những công việc mà Charles De Gaulle đã làm. Đó là cứu nước. Charles de Gaulle sang Anh còn tôi sang Việt Nam. Tôi cho rằng không có sự khác nhau ở đây. Đây là sự nghiệp mà chúng tôi phải làm để giải phóng đất nước."

Sang Việt Nam ‘tìm sự giúp đỡ’

"Tôi không chối bỏ tổ quốc, không chạy đi tìm cuộc sống tốt hơn” ... “chỉ mong muốn duy nhất là nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ít nhất xin đừng buộc những người Campuchia đã chạy sang Việt Nam về Campuchia để Pol Pot sát hại.”
Hun Sen, Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Hun Sen cùng 6 phó thủ tướng và hầu hết các thành viên trong Chính phủ Campuchia tới thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 4 thập kỷ điều mà ông nói nhiều lần - “con đường cứu nước” - của mình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã “nhiệt liệt chào đón” ông. Theo VTV, chuyến thăm này “có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 – 24/6/2017) và năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia.

Dân thường bị phiến quân chặn ở trung tâm Phnom Penh vài giờ sau khi Pol Pot chiếm giữ thủ đô của Campuchia ngày 17/4/1975. Thủ tướng đương nhiệm của Campuchia nói ông đã đào tẩu khỏi Khmer Đỏ để sang Việt Nam "tìm đường cứu nước" giúp Campuchia thoát khỏi học diệt chủng của Pol Pot.
Dân thường bị phiến quân chặn ở trung tâm Phnom Penh vài giờ sau khi Pol Pot chiếm giữ thủ đô của Campuchia ngày 17/4/1975. Thủ tướng đương nhiệm của Campuchia nói ông đã đào tẩu khỏi Khmer Đỏ để sang Việt Nam "tìm đường cứu nước" giúp Campuchia thoát khỏi học diệt chủng của Pol Pot.


Trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phúc, ông Hun Sen nói chuyến thăm nhân kỷ niệm 40 năm ngày ông vượt biên giới sang Việt Nam “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.” Theo ghi nhận của VTV, ông khẳng định “đây chính là một trong những đoạn đường trong con đường lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước Campuchia.” Thủ tướng Campuchia ca ngợi “tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa 2 nước” và cám ơn Việt Nam vì sự giúp đỡ “trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.”

Đợt kỷ niệm "con đường cứu nước" của ông Hun Sen là một “sự tuyên truyền từ một phía” và giới chỉ trích coi đây là một “nỗ lực nhằm trêu tức các đối thủ chính trị để khơi gợi lại những phát ngôn chống Việt Nam và gây ra những xáo trộn trước kỳ bầu cử quan trọng của đất nước vào năm sau.”
Cambodia Daily

Trang tin SputnikNews cho biết ông Hun Sen, người bị giới chỉ trích cho là một “bù nhìn của Việt Nam,” nhấn mạnh rằng “con đường cứu nước” của Campuchia không thể thiếu Việt Nam.

Trước đó, ông Hun Sen đã đi bộ qua biên giới sang Việt Nam để ôn lại ký ức cách đây 40 năm khi ông cùng 4 đồng đội “vượt biên tìm đường sống cho mình và cho đất nước,” theo Tuổi Trẻ.

Thủ tướng Hun Sen nói trong bài phát biểu tại đây rằng ông “không chối bỏ tổ quốc, không chạy đi tìm cuộc sống tốt hơn” và ông đã “liều lĩnh” vượt biên vì “chỉ mong muốn duy nhất là nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ít nhất xin đừng buộc những người Campuchia đã chạy sang Việt Nam về Campuchia để Pol Pot sát hại.”

Cũng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, ông Hun Sen kể lại những gì ông nói với quan chức cấp cao của Việt Nam khi gặp gỡ tại tỉnh Sông Bé sau khi vượt biên thành công vào tháng 6/1977 rằng ông “tới đây để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Việt Nam để cứu đất nước khỏi nạn diệt chủng.” Ông nói ông từ chối đi Úc, Nhật, Thái Lan, thậm chí Mỹ hay Canada, với sự trợ giúp của Việt Nam, vì ông “muốn quay về Campuchia chiến đấu, cùng chết với nhân dân của tôi.”

Người ủng hộ thủ tướng Hun Sen diễu hàng tại Phnompenh, Campuchia, hôm 2/6/2017. Có nhiều tranh cãi về việc liệu ông Hun Sen có công hay có tội trong việc đưa quân Việt Nam sang giải phóng đất nước khỏi phiến quân Pol Pot.
Người ủng hộ thủ tướng Hun Sen diễu hàng tại Phnompenh, Campuchia, hôm 2/6/2017. Có nhiều tranh cãi về việc liệu ông Hun Sen có công hay có tội trong việc đưa quân Việt Nam sang giải phóng đất nước khỏi phiến quân Pol Pot.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đón ông Hun Sen khi vừa đặt chân vào Việt Nam hôm 21/6 để thăm lại “con đường cứu nước” của mình, theo Tuổi Trẻ.

Hành trình ‘cứu nước’ đầy tranh cãi

Tờ nhật báo Cambodia Daily cũng đăng tin về lễ kỷ niệm 40 năm ký ức hành trình tiến tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của ông Hun Sen tại Kor Thmor thuộc tỉnh Tbong Khmum của Campuchia. Đây là nơi ông Hun Sen xuất phát để vượt biên sau khi đào ngũ khỏi vị trí phó chỉ huy một trung đoàn của Khmer Đỏ.

Tờ nhật báo xuất bản bằng tiếng Anh của Campuchia nhận định đợt kỷ niệm “con đường cứu nước” của ông Hun Sen là một “sự tuyên truyền từ một phía” và nói rằng giới chỉ trích coi đây là một “nỗ lực nhằm trêu tức các đối thủ chính trị để khơi gợi lại những phát ngôn chống Việt Nam và gây ra những xáo trộn trước kỳ bầu cử quan trọng của đất nước vào năm sau.”

“Sự đào tẩu của ông Hun Sen là một sự kiện quan trọng – một hành động dũng cảm trong nhiều khía cạnh – nhưng nó không phải là lịch sử; nó là một sự tuyên truyền, đơn giản thế thôi.”
Sebastian Strangio, tác giả cuốn "Campuchia của Hun Sen"

Ông Hun Sen cũng đã cho xuất bản một cuốn sách nhỏ tóm tắt những dấu mốc chính trong “hành trình cứu nước” của ông. Theo Cambodia Daily, thông tin cho cuốn sách này được các quan chức bộ Quốc phòng Campuchia thu thập từ những chuyến đi sang Việt Nam trong những tháng gần đây. Ngoài phiên bản tiếng Khmer, Việt Nam và tiếng Anh, cuốn sách này dự kiến sẽ được phát hành thêm bằng tiếng Nga và Pháp.

Nhiều tranh cãi đã nổ ra xung quanh nội dung của cuốn sách này khi có ý kiến cho rằng nó chỉ đơn thuần là một sự tuyên truyền và không nên đưa “hành trình cứu nước” của ông Hunsen vào sách giáo khoa vì nó “sẽ chỉ phục vụ mục đích chính trị và làm dấy lên xáo trộn ở đất nước,” theo lời nhà phân tích Cham Bunthet được Cambodia Daily trích lời. Ông Bunthet trích dẫn về sự tranh cãi trước đây giữa các đảng về việc liệu Campuchia được ‘hồi sinh’ vào năm 1979 hay bị trao cho Việt Nam trong 10 năm chiếm đóng.

Sebastian Strangio, tác giả cuốn “Campuchia của Hun Sen”, nói với tờ nhật báo này rằng “sự đào tẩu của ông Hun Sen là một sự kiện quan trọng – một hành động dũng cảm trong nhiều khía cạnh – nhưng nó không phải là lịch sử; nó là một sự tuyên truyền, đơn giản thế thôi.”

Theo tìm hiểu của một phóng viên đài VOA ban Khmer, cuốn sách mà ông Hun Sen muốn đưa vào sách giáo khoa có tên “Ký ức hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.” Phóng viên này cho biết, do sự tranh cãi này ở Campuchia nên cuốn sách dù đã được in vẫn chưa được phát tới người dân.

VOA Express

XS
SM
MD
LG