Đường dẫn truy cập

Nhiếp ảnh gia thu vào ống kính các địa danh, báu vật biểu tượng của nước Mỹ


Bà Carol Highsmith (trái) và nữ nhiếp ảnh gia Frances Benjamin Johnston, người đã truyền cảm hứng để bà thực hiện dự án của mình, trong hai bức ảnh chân dung tự chụp tại cùng một địa điểm nhưng cách nhau một thập kỷ.
Bà Carol Highsmith (trái) và nữ nhiếp ảnh gia Frances Benjamin Johnston, người đã truyền cảm hứng để bà thực hiện dự án của mình, trong hai bức ảnh chân dung tự chụp tại cùng một địa điểm nhưng cách nhau một thập kỷ.

Nhiếp ảnh gia đoạt nhiều giải cao quý Carol M. Highsmith đã thu vào ống kính nhiều hình ảnh về nước Mỹ trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn 3 thập niên của bà, từ các trang trại nhỏ cho tới các địa danh lịch sử. Bà đã tặng tất cả những tác phẩm nhiếp ảnh của mình cho Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ mà hoàn toàn không giữ lại tác quyền.

Nhiếp ảnh gia thu vào ống kính các địa danh, báu vật biểu tượng của nước Mỹ
please wait

No media source currently available

0:00 0:06:00 0:00
Tải xuống

Trong bộ sưu tập đồ sộ mà nhiếp ảnh gia Carol Highsmith đã để lại cho Thư viện Quốc gia ở thủ đô Washington, có hàng trăm tuyệt tác nhiếp ảnh chụp trong các công viên quốc gia của Hoa Kỳ, hoặc những địa điểm lịch sử và văn hóa khác trong hệ thống công viên quốc gia.

Cầu Cổng Vàng ở San Francisco. (Ảnh: Carol M. Highsmith, Bộ sưu tập Thư viện Quốc hội).)
Cầu Cổng Vàng ở San Francisco. (Ảnh: Carol M. Highsmith, Bộ sưu tập Thư viện Quốc hội).)

Nhà nhiếp ảnh đã chu du khắp nước Mỹ trong hơn 30 năm để ghi lại những hình ảnh về người dân và những thắng cảnh độc đáo chỉ có ở nước Mỹ. Bà nói:

"Khi đi khắp nước Mỹ tôi chụp những gì à? Tôi chụp đủ mọi thứ! Có người hỏi tôi: 'Tại sao bà lại chụp Cầu Golden Gate chẳng hạn, ai cũng đến đó mà chụp cái cầu.' Vâng, tôi biết mãi tới 500 năm sau sẽ còn rất nhiều tấm ảnh chụp Cầu Golden Gate, nhưng những bức ảnh có độ phân giải cao được lưu trữ tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là những bức ảnh do chính tôi chụp. "

Bà Highsmith hợp tác với Thư viện Quốc hội ở thủ đô Washington, là thư viện lớn nhất thế giới, để lưu lại càng nhiều ảnh càng tốt. Bà nói:

"Điều quan trọng là những bức ảnh chụp cảnh đẹp của chúng tôi được lưu trữ tại một nơi hiểu biết sâu rộng về vấn đề bảo quản."

Bộ sưu tập khổng lồ của bà Highsmith, tất cả đều không giữ tác quyền, bao gồm nhiều hình ảnh đáng nhớ về các công viên quốc gia của Mỹ. Bà kể:

“Tôi đã từng lê gót đi khắp các công viên quốc gia, và tôi đã chứng kiến tất cả, từ những cảnh hùng vĩ và bao la của Grand Canyon, cho tới những cảnh mùa đông trong công viên Yellowstone.”

Bò rừng ở Công viên Quốc gia Yellowstone. (Ảnh: Carol M. Highsmith, Bộ sưu tập Thư viện Quốc hội).
Bò rừng ở Công viên Quốc gia Yellowstone. (Ảnh: Carol M. Highsmith, Bộ sưu tập Thư viện Quốc hội).

Tại Yellowstone, công viên quốc gia đầu tiên của Hoa Kỳ, nhà nhiếp ảnh đã bị mê hoặc bởi những con bò rừng. Bà nói tiếp:

"Tôi có thể nói là trong tất cả các ảnh về những động vật hoang dã mà tôi đã chụp, mà phải nói là tôi đã chụp vô số ảnh, những bức chụp các chú bò rừng là những tác phẩm đẹp nhất, đẹp theo cái nghĩa là các con bò rừng ấy trông giống như là những động vật đến từ cách đây cả trăm ngàn năm. Vì vậy, ngắm nhìn cảnh đẹp bao la của công viên Yellowstone qua các mùa: mùa đông, mùa thu rồi tới mùa xuân, ngắm những con bò rừng con mới ra đời, các con bò rừng mẹ, khiến cho ta suy tư… liệu cảnh đẹp này có sẽ tồn tại mãi mãi?”

Bà Highsmith chụp hình bất kể giờ giấc, trong mọi điều kiện thời tiết, thậm chí bà đã vượt qua được nỗi sợ hãi khi phải bước lên máy bay.

Bà kể tiếp: "Nhờ đó rốt cuộc tôi cũng đến được Alaska và sẽ đi thăm Công viên Quốc gia Denali, tôi đã mướn một chiếc máy bay để đưa tôi lên đó. Trong suốt cuộc hành trình, tôi chỉ loay hoay nghĩ: làm cách nào có thể thoát ra khỏi tình trạng này ngay bây giờ? Tôi phải nhắc đi nhắc lại với chính mình rằng ta phải làm cho được điều đó, vì rốt cuộc tôi đã thực hiện được ý định của mình!"

Bà nói tiếp: "Nhưng muốn chụp ảnh cảnh Alaska, rồi chụp tảng băng Ruth rộng lớn ở đó, và biết rằng có lẽ một ngày nào đó nó không còn nữa... là cả một trải nghiệm khó tả!"

Chính nỗi lo sợ canh cánh bên lòng rằng những thắng cảnh và địa danh mang tính biểu tượng của nước Mỹ một ngày nào đó sẽ biến mất, là nguồn động viên nhà nhiếp ảnh. Bà nói về nỗi lo đó:

"Họ nói rằng Yellowstone... một ngày nào đó có thể nổ tung. Liệu các chú bò rừng có còn ở đó trong công viên? Và như Đài tưởng niệm Tổng thống Washington. Đã xảy ra một trận động đất ở đó, ngay tại thủ đô Washington. Nguy cơ tòa tháp này có thể sập là điều đã có thể xảy ra. Chính vì lý do đó mà tôi đã đến nơi ấy để chụp hình Đài tưởng niệm, như chúng ta trông thấy nó ngay lúc này."

Chiếc áo khoác vấy máu của Tổng thống Abraham Lincoln đã mặc khi bị ám sát. (Ảnh: Carol M. Highsmith, Bộ sưu tập Thư viện Quốc hội).
Chiếc áo khoác vấy máu của Tổng thống Abraham Lincoln đã mặc khi bị ám sát. (Ảnh: Carol M. Highsmith, Bộ sưu tập Thư viện Quốc hội).

Một số những trải nghiệm mà bà đã trải qua mang ý nghĩa rất đặc biệt. Nhà nhiếp ảnh kể rằng bà có mặt tại nhà hát Ford đúng 150 năm sau cái chết của Tổng thống Lincoln, chính xác tại địa điểm nơi ông bị ám sát. Hôm ấy có một số diễn viên diễn lại cảnh này, một người đàn ông cầm một ngọn nến thắp sáng cả gương mặt của ông... làm bà có cảm tưởng như có mặt ngay trong cái đêm định mệnh ấy. Bà cho biết bà đã chụp bộ trang phục Tổng thống Lincoln mặc vào đêm ông bị ám sát, với cả những vết máu trên đó. Đến gần những kỷ vật lịch sử như thế… thật không thể nào diễn tả bằng lời.

Nữ nhiếp ảnh gia Carol Highsmith sẽ được tưởng nhớ không những vì những tác phẩm của bà, mà còn vì niềm đam mê đối với nhiếp ảnh và tấm lòng rộng lượng, vốn là dấu ấn trong sự nghiệp nhiếp ảnh của bà.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG