Đường dẫn truy cập

Nhân viên SQ Mỹ phản đối vì bị đuổi việc sau vụ ảnh trẻ em khiêu dâm


Hơn 30 nhân viên sứ quán Mỹ ở Campuchia bị đuổi việc vì cáo buộc tội "chia sẻ hình ản trẻ em khiêu dâm" trên Facebook.
Hơn 30 nhân viên sứ quán Mỹ ở Campuchia bị đuổi việc vì cáo buộc tội "chia sẻ hình ản trẻ em khiêu dâm" trên Facebook.

Hàng chục nhân viên người Campuchia của sứ quán Mỹ ở Phnompenh đã biểu tình phản đối vì bị đuổi việc mà họ cho là bất hợp lý với cáo buộc đã chia sẻ tranh ảnh trẻ em khiêu dâm.

Váo tháng 4, sứ quán Mỹ đuổi việc 32 nhân viên. Những người này cho rằng họ bị chấm dứt hợp đồng làm việc sau khi họ bị đưa vào một nhóm Facebook trong đó một thành viên đã chia sẻ hình ảnh trẻ em khiêu dâm.

Sứ quán Mỹ không đưa ra chi tiết về vụ việc này nhưng những người phản đối nói họ bị đưa vào nhóm này mà không hề biết và bị đuổi việc một cách không công bằng vì điều đó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến thanh danh của họ.

Dy Chantou, một nhân viên an ninh của sứ quán 6 năm qua, nói với VOA rằng ông bị đưa vào nhóm Facekook đó mà không hề được biết.

“Một trong những người bạn của tôi đã đưa tôi vào, chương trình của Facekook tự động thêm tôi vào nhóm chat trên messenger của nhóm nhưng tôi không ‘chấp nhận.’”

Ông nói thêm: “Tôi không thấy gì cả và sau đó họ cáo buộc tôi tội chia sẻ tranh ảnh trẻ em khiêu dâm.”

Giống như ông Chantou, một số người nói họ chỉ muốn bảo vệ uy tín của mình, còn những người khác thì muốn được đền bù cho việc tổn thất về thu nhập.

Sứ quán Mỹ từ chối bình luận về việc liệu FBI sẽ điều tra vụ việc này hay bất kỳ một chi tiết cụ thể nào về việc kết thúc các hợp đồng làm việc đó trong email trả lời cho VOA.

Email của Sứ quán Mỹ viết: “Chính phủ Mỹ coi những việc liên quan đến tranh ảnh trẻ em khiêu dâm và việc khai thác trẻ em là nghiêm trọng.” Họ nói thêm rằng chính phủ Mỹ tôn trọng quyền của các nhân viên bị sa thải được biểu tình một cách ôn hòa.

Theo luật của Campuchia, một người bị cáo buộc tội chia sẻ, trưng bày, sở hữu hoặc phổ biến tranh ảnh trẻ em khiêu dâm phải đối mặt với án tù từ 2-5 năm và một khoản phạt từ 1.000-2.000 USD.

VOA không thể liên lạc được với người phát ngôn Bộ Lao động Heng Sour để xin bình luận về vụ việc này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG