Đường dẫn truy cập

Bộ Ngoại giao Mỹ: Nạn bất dung tôn giáo vẫn lan tràn khắp thế giới


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton
Một bản phúc trình của Hoa Kỳ cho biết nạn bất dung tôn giáo vẫn lan tràn và một số quốc gia không có tự do tôn giáo. Phúc trình do Bộ Ngoại giao công bố hôm thứ hai cũng nói rằng tại một số nơi trên thế giới, người dân vẫn còn bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo.

Đại sứ Hoa Kỳ đặc trách tự do tôn giáo, bà Susan Johnson Cook, đã giới thiệu một cách tổng quát về tình hình tự do tôn giáo trong năm 2011.

Ông Youcef Nadarkhani cải đạo sang Cơ Đốc Giáo năm 19 tuổi và trở thành mục sư của Giáo Đoàn Iran có 400 tín đồ ở thành phố Rasht
Ông Youcef Nadarkhani cải đạo sang Cơ Đốc Giáo năm 19 tuổi và trở thành mục sư của Giáo Đoàn Iran có 400 tín đồ ở thành phố Rasht
Bà Cook cho biết: "Tại một số quốc gia, các cá nhân đã bị bắt bớ hoặc bị bỏ tù vì niềm tin tôn giáo của mình. Tại Iran, Mục sư Nadarkhani đối mặt với án tử hình chỉ vì tín ngưỡng của mình. Chính phủ tiếp tục giam giữ hơn 100 người theo đạo Baha’i, trong đó có 7 nhà lãnh đạo Baha’i mà án tù về tội làm gián điệp cho Israel, xúc phạm sự thiêng liêng của tôn giáo, và tuyên truyền chống chế độ đã được tăng lại tới mức của bản án ban đầu là 20 năm."

Đại sứ Cook cho biết một số nước đã gia tăng việc sử dụng các luật lệ chống báng bổ tôn giáo để hạn chế tự do tôn giáo. Tại Ả rập Xê-út, những người phạm tội báng bổ giáo phái Wahhabi của Hồi giáo có thể phải lãnh án tử hình.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong bài diễn văn đọc tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington hôm thứ hai.

Bà Clinton nói: "Nêu bật vấn đề tự do tôn giáo là một điều đặc biệt cấp bách vì khi chúng ta xem xét tình hình thế giới và nêu lên câu hỏi “tự do tôn giáo đang nới rộng hay đang thu hẹp”, thì chúng ta có câu trả lời khá thương tâm: “hơn một tỉ người đang sinh sống dưới sự cai trị của những chính phủ đàn áp tự do tôn giáo một cách có hệ thống.” Những kỹ thuật mới đã cung cấp thêm các khí cụ cho những chính quyền áp bức để họ trấn áp quyền tự do diễn đạt tôn giáo. Những người thuộc những cộng đồng đức tin lâu nay vẫn chịu áp lực cho biết rằng áp lực này đang gia tăng."

Nhà sư Tây Tạng đi ngang một trạm cảnh sát trong tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc
Nhà sư Tây Tạng đi ngang một trạm cảnh sát trong tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc
Phúc trình cho biết những nhóm tôn giáo thiểu số thường bị đàn áp nhiều nhất, như những tín đồ đạo Baha’i và đạo Sufi ở Iran, những người theo giáo phái Hồi giáo Ahmadi ở Indonesia và Pakistan, các tín đồ đạo Hồi ở nhiều nước trên thế giới, những người Tây Tạng theo Phật giáo, các tín đồ Cơ đốc giáo cùng với những người Uighur theo đạo Hồi ở Trung Quốc, và người Do Thái ở nhiều nơi trên thế giới.

Ngoại trưởng Clinton nói rằng tình trạng thiếu tự do tôn giáo tạo ra một bầu không khí sợ hãi và nghi ngờ, gây cản trở cho tiến bộ của đất nước và có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

VOA Express

XS
SM
MD
LG