Đường dẫn truy cập

Mỹ cáo buộc hoạt vụ Nga tìm cách phá hoại cơ quan bầu cử Mỹ


Phác thảo phiên xử ngày 18/7/2018 tại tòa án liên bang ở Washington, bà Maria Butina, áo màu cam, 29 tuổi, một nhà hoạt động ủng hộ quyền mang súng, bị nghi là nhân viên hoạt vụ Nga.
Phác thảo phiên xử ngày 18/7/2018 tại tòa án liên bang ở Washington, bà Maria Butina, áo màu cam, 29 tuổi, một nhà hoạt động ủng hộ quyền mang súng, bị nghi là nhân viên hoạt vụ Nga.

Các công tố viên Mỹ tố cáo nhân viên hoạt vụ Nga tìm cách can thiệp vào một cơ quan liên bang chịu trách nhiệm bảo vệ các cuộc bầu cử Mỹ, trong khuôn khổ của một vụ liên hệ đến việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Các công tố viên cho biết nhóm này nhắm mục tiêu can thiệp một lệnh cấm người nước ngoài chi một số khoản tiền cho bầu cử Mỹ.

Trong hồ sơ Tòa án được công bố ngày 12/11, các công tố viên liên bang nói họ sẽ yêu cầu một đại bồi thẩm đoàn Mỹ ban hành một lệnh truy tố thay thế lệnh trước, cáo buộc Cơ quan Nghiên cứu Internet có trụ sở tại Nga âm mưu “can thiệp vào nhiều nhiệm vụ pháp lý của Uỷ ban Bầu cử Liên bang.”

Trong đơn đệ trình Tòa án liên bang tại Washington D.C, các công tố viên cho biết sẽ không tìm cách bổ sung cáo trạng. Vụ này phát sinh từ cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

“Các bị can không những chỉ âm mưu can thiệp với việc thực thi những yêu cầu tiết lộ qui định trong Luật Chiến dịch Bầu cử Liên bang, FEC, mà họ còn âm mưu can thiệp đến những nhiệm vụ của FEC là thi hành lệnh cấm đối với một số loại chi tiêu nhất định của người nước ngoài,” các công tố viên liên bang viết trong đơn.

FEC là một cơ quan chính phủ độc lập và lưỡng đảng, chịu trách nhiệm thực thi luật về tài chánh của chiến dịch tranh cử trong các cuộc bầu cử liên bang.

Tuy nhiên 3 trong số 6 ghế của FEC hiện còn trống.

Đại diện của FEC nói cơ quan không thể bình luận về vụ kiện đang trong vòng xét xử.

Hiện không tiếp xúc được đại diện của Cơ quan Nghiên cứu Internet.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã truy tố 13 cá nhân và 3 công ty Nga, trong đó có Cơ quan Nghiên cứu Internet, bộ phận tuyên truyền của chính phủ Nga có trụ sở tại St. Petersburg và cáo buộc những cá nhân và tổ chức này can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 để ủng hộ ông Donald Trump và làm giảm giá trị ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton, đối thủ lúc bấy giờ của ông Trump.

Các thành viên của tổ chức Nga cũng bị Hoa Kỳ chế tài.

Các tài khoản truyền thông xã hội có liên hệ đến mạng lưới cũng bị Facebook và Twitter nhắm vào trước cuộc bầu cử Tổng thống 2020 và những cuộc bầu cử khác nữa.

Các nhà điều tra của Thượng viện Mỹ cũng phát hiện những nỗ lực tuyên truyền của Nga gia tăng kể từ khi ông Trump chiến thắng cuộc bầu cử 2016.

Các công tố viên Mỹ nói họ sẽ đệ trình những yêu cầu cho đại bồi thẩm đoàn liên bang trong một phiên tranh cãi dự trù diễn ra vào ngày 15/11.

VOA Express

XS
SM
MD
LG