Đường dẫn truy cập

Luật mới về cưỡng hiếp bắt đầu có hiệu lực ở Ấn Ðộ


Các nhà hoạt động từ các tổ chức phụ nữ khác nhau hô khẩu hiệu chống chính phủ trong cuộc biểu tình tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 4/2/2013.
Các nhà hoạt động từ các tổ chức phụ nữ khác nhau hô khẩu hiệu chống chính phủ trong cuộc biểu tình tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 4/2/2013.
Tại Ấn Ðộ, chính phủ đã thông qua các luật lệ mới gay gắt để giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ. Yêu cầu đòi luật lệ mới bắt nguồn từ một vụ cưỡng hiếp tập thể dã man mà nạn nhân là một phụ nữ 23 tuổi ở thủ đô Ấn Ðộ hồi tháng 12 năm ngoái. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha tường thuật rằng giới tranh đấu cho nữ quyền noí các luật lệ không có đủ tác dụng trong việc giải quyết vấn đề cầp bách này.

Lần đầu tiên, một hình phạt nghiêm khắc hơn dành cho tội cưỡng hiếp sẽ bao gồm án tử hình trong những vụ mà nạn nhân chết hay bị lâm vào tình trạng sống thực vật. Án nhẹ nhất cho tội cưỡng hiếp tập thể, cưỡng hiếp trẻ vị thành niên hay can phạm là một người có chức quyền đã tăng lên gấp đôi từ 10 năm đến 20 năm.

Buôn bán phụ nữ và trẻ em cũng bị phạt các án tù dài hạn hơn. Nhìn lén và đeo đuổi đã được định nghĩa là những tội trạng mới.

Các biện pháp mới gay gắt đã được tổng thống ký thành luật hồi hôm qua. Các luật đã được mau chóng thông qua tại một nước mà việc làm luật có thể là một tiến trình quanh co. Một số biện pháp đã được đề nghị cách đây chỉ có 2 tuần bởi một uỷ ban do chính phủ bổ nhiệm được thành lập để xem xét các vấn đề an toàn phụ nữ sau khi công chúng bày tỏ sự bất mãn cùng độ trước vụ cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ trẻ tuổi ở New Delhi vào tháng 12 năm ngoái.

Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram nói sắc lệnh này đáp ứng nhu cầu khẩn thiết phải có một luật lệ hữu hiệu để bảo vệ phụ nữ.
Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram nói sắc lệnh này đáp ứng nhu cầu khẩn thiết phải có một luật lệ hữu hiệu để bảo vệ phụ nữ.
Bộ trưởng Tài chính P. Chidambaram nói sắc lệnh này đáp ứng nhu cầu khẩn thiết phải có một luật lệ hữu hiệu để bảo vệ phụ nữ.

Ông Chidambaram nói: “Bởi lẽ có nhu cầu chung đòi hỏi các luật lệ phải được tức thời tu chính, và luật hình sự chỉ có thể áp dụng sau một thời gian, chính phủ đã đi đến kết luận có lý do vững chắc để công bố một sắc lệnh. Chính phủ hy vọng lập trường nghiêm khắc này sẽ có tác dụng răn đe đối với những kẻ có thể trở thành tội phạm.”

Những người tranh đấu cho nữ quyền nói các luật lệ nghiêm ngặt mới đánh dấu sự khởi đầu tốt trong việc giải quyết vấn đề bạo lực tính dục nhắm vào phụ nữ. Nhưng họ cũng lo ngại rằng hai đề xuất chính của hội đồng chính phủ về sự an toàn của phụ nữ - những luật lệ chống lại cưỡng hiếp trong hôn nhân va tấn công tính dục của nhân viên trong quân đội, không bao gồm trong các luật lệ mới.

Bà Ranjana Kumara thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội ở New Delhi nói bạo lực trong gia đình là một vấn đề lớn ở Ấn Ðộ.

Bà Kumari nói cưỡng hiếp trong hôn nhân là một điều cần phải được cả luật lệ lẫn xã hội Ấn Ðộ thừa nhận. Nếu chúng ta không thừa nhận điều đó, thì phụ nữ sẽ tiếp tục bị đối xử như một món đồ vật để hưởng thụ tình dục và sẽ không được ban cho quyền tự lập và sự toàn vẹn cơ thể. Bà cho rằng không thể đi ngược với sự đồng thuận của phụ nữ vì người phụ nữ không phải là món đồ tư hữu.

Hôm nay, chính phủ đã tiếp xúc với giới hoạt động và cho biết không loại trừ việc nay mai sẽ giải quyết các vấn đề như cưỡng hiếp trong hôn nhân.

Cũng có một số tranh luận về việc bao gồm án tử hình về tội cưỡng hiếp. Một số luật sư và các nhà hoạt động cho rằng chính phủ đã đi quá đề xuất của hội đồng, đã loại trừ án tử hình ra khỏi hình phạt về tội cưỡng hiếp.

Các luật lệ có hiệu lực sẽ phải được được quốc hội thông qua trong vòng 6 tháng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG