Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo ASEAN sẽ thúc đẩy sự đồng thuận về vấn đề Biển Ðông


Ông Lê Lương Minh chính thức tiếp nhận chức tổng thư ký luân phiên của ASEAN. Ông Minh từng giữ chức đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Ông Lê Lương Minh chính thức tiếp nhận chức tổng thư ký luân phiên của ASEAN. Ông Minh từng giữ chức đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á đã bổ nhiệm tổng thư ký người Việt Nam đầu tiên, một nước Cộng sản độc đảng và là một trong 4 thành viên ASEAN đang xung đột với Trung Quốc về lãnh hải ở Biển Ðông. ASEAN đã khốn đốn trong năm vừa qua để hình thành một sự đồng thuận về vấn đề và sự kiện có một người lãnh đạo Việt Nam sẽ giữ vụ tranh chấp ở nguyên vị trí được sự chú ý. Nhưng các nhà phân tích thời cuộc cho rằng người lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ thận trọng và dè dặt hơn trong việc mưu tìm thỏa thuận về vấn đề. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Ông Lê Lương Minh hôm nay chính thức tiếp nhận chức tổng thư ký luân phiên của ASEAN từ tay ông Surin Pitsuwan của Thái Lan.

Nhà ngoại giao kỳ cựu xuất thân từ bộ Ngoại giao Việt Nam và đã giữ chức đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Lê Lương Minh tiếp nhận vai trò lãnh đạo ASEAN, lần đầu tiên được giao cho Việt Nam, vào một thời điểm căng thẳng mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết liệt hơn về vùng lãnh hải gây tranh chấp ở Biển Ðông.

Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển được cho là giàu trữ lượng dầu khí và nguồn cá. Các thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Ðài Loan cũng đòi chủ quyền vùng biển này.

Xung đột đã dẫn tới những vụ đối đầu hàng hải căng thẳng, những vụ bắt giữ ngư phủ và tranh cãi sôi nổi về chủ quyền.

Các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN trong năm vừa qua ở Kampuchea đã không thương nghị được một bộ quy tắc ứng xử được chờ đợi lâu nay nhằm ngăn tránh leo thang căng thẳng.

Các nhà phân tích thời cuộc nói ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Kampuchea và các nước không đòi chủ quyền lãnh hải là nguyên do gây căng thẳng.

Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông được cho là giàu trữ lượng dầu khí và nguồn cá.
Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông được cho là giàu trữ lượng dầu khí và nguồn cá.
Ông Pavin Chachavalpongpun là một giáo sư chuyên nghiên cứu về Ðông Nam Á tại trường Ðại học Kyoto. Phát biểu qua Skype, ông nói tổng thư ký người Việt Nam sẽ tích cực hơn trong việc thúc đẩy một sự đồng thuận của ASEAN về vấn đề này.

Ông Pavin nói: “Như quý vị biết, Việt Nam còn có thể đạt được lợi ích quốc gia của chính mình nếu việc này được thảo luận trong nội bộ ASEAN. Và thứ nhì, Việt Nam có thể nói rằng họ ủng hộ đường lối của ASEAN trong việc cố gắng giải quyết một vấn đề như thế này. Quý vị biết đấy, trong khi cố gắng chứng tỏ rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đạt được hiêu quả. Theo tôi đây có thể là một tình hình có lợi cho tất cả các bên.”

Tổng thư ký người Thái xuất nhiệm Surin Pitsuwan được nhiều sự kính nể nhờ tài lãnh đạo cởi mở và dễ chịu bên trong ASEAN.

Các nhà phân tích thời cuộc nói phong cách của Việt Nam sẽ ít công khai và minh bạch hơn về mặt các nỗ lực của họ. Nhưng khi đối phó với Trung Quốc, thì sự khéo léo hơn có thể có hiệu quả.

Ðây không phải là lúc dốc toàn lực trước bởi vì các thái độ của Trung Quốc và thời kỳ chuyển tiếp lãnh đạo...
Giáo sư Carl Thayer.
Bắc Kinh đang trải qua một cuộc chuyển tiếp lãnh đạo 10 năm mới có 1 lần cho đến tháng 3 mà giới quan sát đang theo dõi sát.

Ông Carl Thayer là giáo sư môn chính trị học tại trường Học viện Quốc phòng Australia. Phát biểu qua Skype, ông nói một thời kỳ ngoại giao trầm lặng giữa ASEAN và Trung Quốc là điều có nhiều phần chắc sẽ xảy ra và là điều cần nhất.

Ông Thayer nói: “Ðây không phải là lúc dốc toàn lực trước bởi vì các thái độ của Trung Quốc và thời kỳ chuyển tiếp lãnh đạo…Ông Tập Cận Bình có thể làm Tổng thư ký, nhưng ông chưa lên giữ chức Chủ tịch…Do đó, giữa bây giờ và lúc đó không nên thách thức và củng cố Trung Quốc, mà nên chờ đợi qua thời kỳ này rồi xem liệu ASEAN có đối phó được với một nhà lãnh đạo và một tập thể lãnh đạo mới ở Bắc Kinh hay không. Do đó, vấn đề Biển Hoa Nam không nổi bật, nhưng không phải là xếp xó.”

Ông Thayer cho rằng Trung Quốc ắt phải yên tâm về phong cách ngoại giao ít công khai hơn của nước láng giềng, là nước phải ca ngợi chủ tịch ASEAN năm nay là quốc vương Brunei.

Ông Pavin Chachavalpongpun nói Bắc Kinh cũng sẽ có lợi nếu hạ giảm căng thẳng.

Đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam ở Biển Đông.
Đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam ở Biển Đông.
Ông Pavin cho biết: “Trung Quốc cũng cần ASEAN về mặt tăng trưởng kinh tế của mình. Làm thế nào mà Trung Quốc có thể cải thiện nền kinh tế, hay nói cách khác là củng cố tăng trưởng kinh tế của mình trong một bầu không khí thù nghịch với chính Trung Quốc. Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ cần phải tìm cách xây dựng hay khuyến khích một bầu không khí hoà hoãn hơn vì lợi ích của chính Trung Quốc.”

Bắc Kinh cũng có thể hoan nghênh sự trớ trêu của việc Việt Nam, trong tư cách là một nước Cộng sản độc đảng láng giềng, tiếp quản chức tổng thư ký ASEAN.

Tổ chức ở Ðông nam châu Á này được thành lập vào năm 1967 để đoàn kết chống cộng nhưng nay lại mở rộng thành phần để trở thành một cơ quan kinh tế và chính trị khu vực bao quát hơn.

Các nước sáng lập ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mỗi nước đều đã giữ chức tổng thư ký ít nhất 2 lần.

Các nước thành viên khác của ASEAN là Miến Ðiện và Lào.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG