Đường dẫn truy cập

Khu vực Euro chú trọng tới nợ nần và kinh tế của Tây Ban Nha


Công nhân viên Tây Ban Nha biểu tình trong thủ đô Madrid, phản đối các biện pháp kiệm ước của chính phủ
Công nhân viên Tây Ban Nha biểu tình trong thủ đô Madrid, phản đối các biện pháp kiệm ước của chính phủ
Vấn đề nợ nần chồng chất của chính phủ Tây Ban Nha và nền kinh tế khó khăn của nước này là bộ mặt mới nhất của cuộc khủng hoảng nợ nần ở Châu Âu.

Thị trường chứng khoán trên khắp Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ đều sụt giảm vào ngày thứ Hai, vì lo ngại chính phủ Madrid sẽ cần đến kế hoạch cứu nguy của quốc tế sau khi chi phí vay nợ của nước này gia tăng trên mức Hy Lạp, Ireland, và Bồ Đào Nha, tất cả các nước này đều buộc phải dựa vào các gói cứu nguy.

Bộ trưởng tài chánh Luis de Guindos phủ nhận tin cho rằng Tây Ban Nha sẽ cần đến giúp đỡ của quốc tế sau khi chi phí vay nợ gia tăng vượt quá mức 122 tỉ đôla mà Châu Âu đã phê chuẩn cho hệ thống ngân hàng suy yếu của Tây Ban Nha.

Nhưng các vùng tự trị của Tây Ban Nha mưu tìm các khoản trợ giúp mới từ chính phủ trung ương cho chính các khoản nợ của họ, lãi suất cho các khoản nợ của Tây Ban Nha đã tăng vọt lên hơn 7,5%, mức cao nhất tại nước này trong lịch sử 13 năm của liên hiệp chỉ tệ euro.

Lãi suất trên 7,5% đã đẩy các chính phủ Hy Lạp, Ireland, và Bồ Đào Nha vào tình trạng cần được cứu nguy.

Thị trường chứng khoán Tây Ban Nha sụt giảm mạnh trong hai ngày giao dịch liên tiếp. Các giới chức tìm cách ngăn chặn đà sụt giảm mạnh, cấm bán khống các cổ phiếu tài chánh ngắn hạn trong vòng ba tháng, theo lý thuyết cho rằng hành động này góp phần vào việc làm suy thoái thị trường.

Khi bán khống, các nhà đầu tư tiên đoán rằng giá cổ phiếu sẽ sụt giảm, nên đã mượn cổ phiếu từ một người môi giới, bán số cổ phiếu đó và rồi tìm cách mua lại với một giá rẻ hơn, để kiếm lời bỏ túi.

Tây Ban Nha đã áp đặt các biện pháp khắc khổ gay gắt, cắt giảm chi tiêu của chính phủ và gia tăng thuế suất.

Hằng ngàn công nhân đã xuống đường biểu tình trong những ngày gần đây nhưng chính phủ nói rằng những thay đổi này là cần thiết để kiềm chế sự thâm thủng ngân sách của chính phủ.

Những khó khăn cơ bản của Tây Ban Nha là nền kinh tế yếu kém. Tây Ban Nha có nền kinh tế lớn hàng thứ tư trong khối sử dụng euro, nhưng khoảng 1/4 số công nhân của họ bị thất nghiệp.

Nền kinh tế Tây Ban Nha cũng co cụm, không tăng trưởng. Trong một bản tin, ngân hàng trung ương nói rằng nền kinh tế quốc gia co cụm 0,4% trong khoảng thời gian từ tháng Tư tới tháng Sáu, chính phủ tiên đoán rằng tình trạng suy thoái sẽ tiếp tục tới sang năm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG