Đường dẫn truy cập

Khi nào có vaccine ngừa virus corona?


Một người tình nguyện được chính vaccine thử nghiệm ngừa COVID-19 tại Trường đại học Oxford, Anh.
Một người tình nguyện được chính vaccine thử nghiệm ngừa COVID-19 tại Trường đại học Oxford, Anh.

Trong cuộc chạy đua tìm vaccine để chấm dứt đại dịch COVID-19, hiện có 8 ứng viên hàng đầu.

Những ứng viên vaccine này đang được thử nghiệm trên người tại các bệnh viện ở Trung Quốc, Mỹ, Anh và Đức. Tiếp sau, có ít nhất 94 ứng viên khác đang trong những giai đoạn khác nhau của thử nghiệm.

Chính quyền Mỹ đang đẩy mạnh để có hàng trăm triệu liều của một loại vaccine có thể sử dụng được vào cuối năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia nói nguy cơ tăng tốc chưa từng có trước đây để có được vaccine đã rút ngắn vấn đề an toàn và không có gì đảm bảo là bất cứ ứng viên vaccine nào sẽ thành công.

“Điều này làm tôi lo ngại là chúng ta sẽ không biết những vấn đề quan trọng về an toàn và sự hữu hiệu nếu chúng ta lập kế hoạch trong việc sản xuất nhanh,” ông Paul Offit, giám đốc Trung tâm Giáo dục Vaccine tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, nói.

Ba con đường

Tám ứng viên vaccine chia làm 3 loại.

Một loại có thể được gọi là kỹ thuật cổ điển: thúc đẩy hệ miễn dịch của bệnh nhân đáp ứng với virus bằng cách tiêm virus đã chết. Có 3 nhóm nghiên cứu Trung Quốc đang thử nghiệm vaccine kiểu này.

Phương pháp thứ hai dùng virus này để chống virus kia.

Dù gây ra bệnh COVID-19, Ebola hay cúm thông thường, một virus căn bản chỉ như một cái phong bì chứa đựng những chỉ dẫn để tạo ra thêm virus.

Trong chiến lược vaccine này, các nhà khoa học tước bỏ những chỉ dẫn từ một virus và thay thế bằng những chỉ dẫn chỉ tạo ra một phần của virus.

Tiêm virus đã được chỉnh sửa sẽ không gây bệnh. Virus sẽ gây lây nhiễm một số tế bào bệnh nhân nhưng thay vì sao chép virus lây nhiễm, những tế bào này sản xuất ra một phần của tế bào. Hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân đáp ứng với protein nên có thể chống lại virus xâm lăng sau đó.

Hai nhóm riêng rẽ nhau từ Trung Quốc và Anh đang theo đuổi phương pháp này.

Một chiến lược thứ ba loại bỏ trung gian. Thay vì chuyển hướng dẫn trong virus, các nhà nghiên cứu tiêm mã số gen cho một mẫu virus corona trực tiếp vào bệnh nhân dưới dạng thức DNA hay RNA.

Có hai nhóm đang tiến hành kiểu vaccine theo RNA và một nhóm theo đuổi phương pháp một liều tiêm DNA.

Những cách mới nhất nhanh và uyển chuyển, theo bà Kimberly Taylor, người đứng đầu ban phát triển vaccine phòng vệ sinh thái tại Viện Dị ứng và các Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia.

“Những vaccine này rất tốt cho những nền tảng đại dịch vì nhanh gọn—sản xuất rất nhanh, đưa vào bệnh viện rất nhanh,” bà nói.

Lợi và hại

Mỗi kỹ thuật có mặt lợi cũng có mặt hại.

“Chúng tôi không bỏ tất cả trứng vào một rổ,” Phó Giám đốc Trung tâm Vaccine Trường đại học Emory, ông Walter Orenstein, nói. “Những nhóm khác nhau đang tìm xem vaccine nào sẽ thành công và vaccine nào không.”

Hệ thống vaccne chết chứng tỏ thành công nhất. Tuy nhiên giết chết một virus có thể thay đổi hình dạng của virus. Hệ thống miễn nhiễm có thể đáp ứng đối với virus bị giết khác hơn virus thực.

Các virus vật chủ trung gian là môt chiến lược mới, và không rõ các tác nhân mang virus khác nhau sẽ thành công hay không. Trong một số trường hợp, một người nào đó có thể đã phơi nhiễm với tác nhân mang virus, do đó sẽ giảm bớt tính hữu hiệu.

Vaccine theo dạng DNA đòi hỏi dụng cụ đặc biệt.

“Không đơn giản như chỉ dùng một kim tiêm và ống chích. Bạn phải có toàn bộ dụng cụ,” bà Taylor nói.

Và vaccine theo kiểu RNA sẽ cần thêm một số chất khác để giữ cho hoạt chất khỏi hư hỏng.

‘Khó đoán’

Các chuyên gia lo ngại là thời gian quá gấp rút sẽ không đưa ra những câu trả lời chắc chắn là liệu một vaccine có an toàn hay hữu hiệu hay không.

Chế tạo một vaccine thường mất 20 năm. Thông thường thử nghiệm trên hàng chục ngàn người trước khi được chấp thuận phân phối rộng rãi, vì vấn đề an toàn có thể không rõ ràng ngay.

Ví dụ như, trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng 35.000 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện là vaccine ngừa sốt xuất huyết có hại hơn có lợi đối với trẻ em dưới 9 tuổi không bị bệnh sốt xuất huyết trước khi được tiêm vaccine. Các em này bị sốt xuất huyết nặng hơn những em chưa được chích ngừa trước khi bị lây nhiễm sốt xuất huyết lần đầu tiên.

“Chúng ta không bao giờ biết cho đến khi nào chúng ta đưa vaccine vào một số đông người,” ông Offit nói. “Sau đó và chỉ sau đó chúng ta mới tìm ra được lời giải đáp.”

Tuy nhiên, người ta có thể hạ giảm tiêu chuẩn của vaccine.

“Vì mọi người có lý do hoảng sợ với virus này, tôi nghĩ họ muốn chấp nhận một mức nguy hiểm nào đó mà bình thường họ không chấp nhận,” ông Offit nói.

Vì tốc độ là quan trọng nhất, các nhà sản xuất cần nhanh chóng sản xuất trước khi biết được vaccine có thành công hay không.

“Nếu bạn là nhà sản xuất, bạn muốn gì khi sản xuất hàng loạt liều mà sau đó hóa ra vaccine bạn thất bại?” ông Orenstein hỏi.

“Và làm thế nào chúng ta giảm bớt rủi ro? Có nên có một quỹ nói rằng, ‘Nếu bạn sản xuất vaccine đó, chúng tôi sẽ mua nhiều liều ngay cả khi chúng tôi đổ vaccine đi vì vacccine không hiệu nghiệm hay không an toàn’?”

Chính phủ Mỹ đã ký thỏa thuận với hai công ty vaccine tổng cộng gần 1 tỉ đô la trong đó có việc tăng nhanh sản xuất.

Tất cả các ứng viên vaccine đều phải mất nhiều tháng nữa mới có kết quả thử nghiệm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG