Đường dẫn truy cập

Cứu mạng sống của các bà mẹ và trẻ sơ sinh


Tổ chức Bác Sĩ Không Biên giới cho biết ít nhất 15% phụ nữ đang mang thai trên toàn thế giới vấp phải những biến chứng gây đe dọa đến tính mạng
Tổ chức Bác Sĩ Không Biên giới cho biết ít nhất 15% phụ nữ đang mang thai trên toàn thế giới vấp phải những biến chứng gây đe dọa đến tính mạng

Một tổ chức cứu trợ y tế cho hay mỗi ngày có khoảng 1.000 phụ nữ trên toàn thế giới chết lúc sinh nở hay vì các biến chứng có liên quan đến thai kỳ. Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói hầu hết những cái chết đó có thể ngăn tránh được. Thông tin vừa kể được công bố trong một bản phúc trình mới về vấn đề này trùng với ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3. Thông tín viên VOA Joe De Capua ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

  • -Phụ nữ hiện chiếm hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu.


  • - Khoảng cách biệt giới tính về giáo dục sơ cấp đã thu ngắn ở gần như tất cả các nước. Về giáo dục trung cấp, các khoảng cách này đang thu ngắn nhanh và đã đảo ngược ở nhiều nước.


  • -Từ năm 1980, phụ nữ sống lâu hơn nam giới ở mọi nơi trên thế giới.


  • -Phụ nữ nắm quyền kiểm soát các nguồn lực trong gia đình có thể nâng cao triển vọng tăng trưởng của các nước Nhưng


  • -Khả năng tử vong nơi phụ nữ có phần cao hơn, so với nam giới, ở các nước có mức thu nhập thấp hoặc trung bình, so với các nước giàu.


  • - Có nhiều phần chắc hơn so với nam giới là phụ nữ phải làm công việc trong nhà hay trong lãnh vực không chính thức mà không được trả lương.


  • - Đối với phụ nữ nghèo ở những nơi nghèo, khoảng cách biệt giới tính đáng kể vẫn còn và cách biệt giới tính về sản xuất và thu nhập rất phổ biến.


  • - Ở nhiều nước, phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, có ít tiếng nói hơn trong các quyết định, và nắm ít quyền kiểm soát hơn đối với các nguồn lực trong gia đình.

Bản phúc trình có tên là “Tử vong các bà mẹ: Cuộc Khủng hoảng có thể Ngăn tránh được.” Tổ chức Bác Sĩ Không Biên giới, còn gọi tắt là MSF, nói ít nhất 15% phụ nữ đang mang thai trên toàn thế giới vấp phải những biến chứng gây đe dọa đến mạng sống. Bản phúc trình này nói phụ nữ mang thai còn dễ bị tổn thương hơn trong các vụ xung đột hay khủng hoảng.

Bà Catrin Shulte-Hillen là người đứng đầu nhóm công tác của MSF về Sức khỏe sinh sản và tình dục. Bà cũng là một cô đỡ. Bà nói lúc sinh nở là thời điểm cấp thiết nhất để cứu mạng sống của cả mẹ lẫn con.

Bà Catrin Shulte-Hillen nói: “Khi mọi sự êm xuôi thì thật là đẹp đẽ. Đó là một biến cố tuyệt diệu. Nó khiến bạn rơi lệ vì thực là một biến cố đẹp đẽ. Khi có trục trặc thì thật rắc tối.”

Rắc rối thường do các biến chứng.

Bà Shulte-Hillen giải thích: “Ta có một tình huống với những liên hệ tương quan. Nếu bà mẹ không khỏe, bị kiệt sức thì bé sơ sinh không có đủ dưỡng khí. Bé cũng bị ảnh hưởng. Do đó vấn đề là ngay khi lâm bồn không thông suốt, không dễ dàng thì tử cung không chịu co thắt. Bà mẹ bắt đầu băng huyết. Mọi sự tập trung vào bà mẹ, đứa trẻ không thở được, và đó là lúc mọi sự dồn dập xảy ra.”

Tổ chức MSF nói có 5 lý do chính gây ra các biến chứng có khả năng đưa đến tử vong: đó là băng huyết, nhiễm trùng, phá thai không an toàn, áp huyết tăng cao và sinh khó.

Bà Shulte-Hillen nói phụ nữ ở các nước phát triển tử vong lúc sinh nở là điều bất thường. Nhưng nếu có xảy ra, thì các giới chức y tế muốn biết vì sao.

Bà Shulte-Hillen nói tiếp: “Ngày nay ở bất cứ bệnh viện nào, nếu có trường hợp tử vong lúc sinh nở là sẽ có một ủy ban được thành lập để điều tra chính xác trục trặc là gì. Đó là mức độ nghiêm trọng mà chúng tôi gán cho sự kiện một phụ nữ tử vong lúc sinh nở. Và nếu ta nhìn vào đó so với những gì xảy ra ở phần lớn các nơi khác trên thế giới, nơi mà những sự việc như thế hoàn toàn không được giải thích gì cả.”

Bà Shulte-Hillen nói MSF đề ra các tiêu chuẩn cao cho việc chăm sóc hộ sản, ngay cả ở trong các khu vực có xung đột hay những vùng bị thiên tai.

Bà Shulte-Hillen nói tiếp: “Chúng tôi trông đợi rằng trong một bệnh viện của MSF, sẽ không có các vụ bà mẹ tử vong. Và chúng tôi cũng làm như thế ở châu Âu. Chúng tôi có một ủy ba. Chúng tôi họp cả ban nhân viên lại và phân tích về nguyên do nếu có xảy ra sự cố nào.”

Bản phúc trình nói giải pháp rất rõ ràng: ban nhân viên y tế có kỹ năng cao, thuốc men và thiết bị.

Phúc trình của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới dựa vào các chương trình của tổ chức này ở 12 quốc gia, trong đó có Nam Sudan, Haiti, Pakistan và Somalia.

Trong những vùng có xung đột như Somalia, các cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe đã bị phá hủy. Có rất ít thuốc men sẵn và các chuyên viên y tế lành nghề thường buộc phải bỏ chạy. Tình hình cũng tương tự như thế ở Côte d’Ivoire vào đầu năm 2011, khi bạo động chính trị lan ra khắp nước. MSF mô tả Afghanistan là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với bà mẹ sinh con.

Bà Shulte-Hillen nói nếu và khi nào tình hình ổn định, thì có thể cung cấp sự chăm sóc hậu sản, kế hoạch hóa gia đình và giáo dục y tế.

Bà Shulte-Hillen nói: “Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được trong tư cách một tổ chức y tế là có mặt ở đó trong ngày hôm nay với sự hỗ trợ có thể cứu được mạng người.”

Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới cung cấp chăm sóc về sinh sản ở khoảng 30 quốc gia. Tổ chức cho hay trong năm 2010, các toán y tế của tổ chức đã giúp cho ra đời 150.000 em bé.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG