Đường dẫn truy cập

HRW kêu gọi nghị viên châu Âu ‘không phí cơ hội để thay đổi Việt Nam’


Thành viên hội đồng thương mại EU Cecilia Malmstrom (trái) và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh trao đổi tài liệu tại lễ ký hiệp định thương mại EU-Việt Nam ở Hà Nội hôm 30/6/2019. Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bầu về hiệp định này vào ngày 21/1.
Thành viên hội đồng thương mại EU Cecilia Malmstrom (trái) và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh trao đổi tài liệu tại lễ ký hiệp định thương mại EU-Việt Nam ở Hà Nội hôm 30/6/2019. Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bầu về hiệp định này vào ngày 21/1.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) hôm 15/1 kêu gọi các thành viên Nghị viện châu Âu “không bỏ lỡ cơ hội để thay đổi Việt Nam” khi liên minh này chuẩn bị bỏ phiếu phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do với Hà Nội.

Nghị viện châu Âu sẽ đưa ra quyết định có thông qua, trì hoãn hoặc bãi bỏ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) hay không trong những tuần tới.

Liên minh châu Âu và Việt Nam đã mất 7 năm để thương thảo hiệp định mà Việt Nam rất mong muốn có được sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong bài viết đăng trên trang web chính thức của HRW, Claudio Francavilla, thành viên tổ chức này tại Liên minh châu Âu, nhận định rằng trong thời gian các cuộc đàm phán giữa Ủy ban [thương mại của EU] và chính phủ Việt Nam, diễn ra từ 2012 đến tháng 6/2019, Việt Nam đã tiến hành “một cuộc đàn áp dã man lên những người bất đồng chính kiến và những người tranh đấu cho quyền lao động, đặc biệc kể từ năm 2016.

“Có nhiều nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, blogger, các nhân vật tôn giáo và những người vận động cho công đoàn đã bị đàn áp dã man hoặc bị bỏ tù theo bộ luật hình sự hà khắc chỉ vì bày tỏ các ý kiến của họ một cách ôn hòa,” theo lời ông Francavilla.

Liên minh châu Âu đã nhiều lần nêu lên xu hướng tiêu cực này, và gần đây nhất là mới chỉ một vài tuần trước khi các cuộc thương lượng kết thúc.

Hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ của Việt Nam đã khiến các thành viên nghị viện châu Âu phải lên tiếng quan ngại. Vào tháng 9/2018, 32 nghị viên đã gửi một lá thư chung kêu gọi cần phải có các tiến bộ cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam trước khi nghị viện châu Âu quyết định về các hiệp định thương mại với quốc gia Đông Nam Á.

Vào tháng 6/2019, một nhóm các nghị viên châu Âu lại gửi một bức thư yêu cầu lần nữa các tiến bộ cụ thể về nhân quyền trước khi nghị viện châu Âu tiến hành các bước tiếp theo trong tiến trình phê chuẩn EVFTA và IPA.

Báo cáo mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) công bố hôm 1/1 nói rằng Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự. Tuy nhiên, Việt Nam luôn phủ nhận bất kỳ cáo buộc nào về việc giam giữ các tù nhân lương tâm.

Một phúc trình thường niên về không gian dân sự toàn cầu của VIVICUS đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái nói Việt Nam nằm trong số 24 quốc gia trên thế giới có không gian hoạt động dân sự ‘ngột ngạt’, có ‘rất ít tiến bộ’ về nhân quyền và thế giới cần áp lực buộc Việt Nam thực hiện những cam kết của mình.

Gần đây cũng đã xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không”.

“Chỉ đơn giản bằng việc bỏ phiếu tán thành, mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì từ chính phủ Việt Nam, là bỏ phí một cơ hội có một không hai đối với sự thay đổi tích cực ở (Việt Nam),” theo HRW.

VOA Express

XS
SM
MD
LG