Đường dẫn truy cập

Chính quyền Hồng Kông yêu cầu người biểu tình rời khỏi đường phố


Người biểu tình cắm trại trên đường phố trong khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông, ngày 10/11/2014.
Người biểu tình cắm trại trên đường phố trong khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông, ngày 10/11/2014.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hồng Kông cảnh báo những người biểu tình có thể bị bắt nếu họ không rời khỏi các đường phố mà họ chiếm cứ trong nhiều tuần qua để đòi cải cách dân chủ. Từ Hồng Kông, các thông tín viên đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Bà Carrie Lam, nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính quyền Hồng Kông, hôm nay hối thúc những người biểu tình “nhanh chóng và hòa bình” rời khỏi các đường phố mà bà nói là “bị chiếm cứ một cách bất hợp pháp.” Bà không nói rõ là cảnh sát có hành động để dẹp bỏ các địa điểm biểu tình hay không, và nếu có, thì khi nào.

"Do đó, với mục tiêu bảo vệ sự chấp hành luật pháp và thực thi thể chế pháp trị, cảnh sát sẽ cung cấp sự trợ giúp đầy đủ, kể cả việc thực hiện những vụ bắt giữ trong trường hợp cần thiết, để chấp hành những mệnh lệnh bằng những cách thức do Tòa án chỉ thị."

Người biểu tình đòi dân chủ ngồi trên đường phố ở trung tâm thương mại Hong Kong. Tòa Thượng thẩm Hồng Kông tuyên bố cảnh sát có thể bắt giữ những ai ngăn chận những nỗ lực nhằm dẹp bỏ các địa điểm biểu tình.
Người biểu tình đòi dân chủ ngồi trên đường phố ở trung tâm thương mại Hong Kong. Tòa Thượng thẩm Hồng Kông tuyên bố cảnh sát có thể bắt giữ những ai ngăn chận những nỗ lực nhằm dẹp bỏ các địa điểm biểu tình.

Bà Lam, người giữ chức Trưởng ti Chính vụ Hồng Kông, cho biết bà không nhận thấy “có không gian để tiến hành đối thoại vào thời điểm này” với những người biểu tình do sinh viên dẫn đầu, những người mà bà cho là đã không chứng tỏ sự thành thực trong cuộc đàm phán trước đây.

Hôm qua, Tòa Thượng thẩm Hồng Kông tuyên bố cảnh sát có thể bắt giữ những ai ngăn chận những nỗ lực nhằm dẹp bỏ các địa điểm biểu tình. Phán quyết này làm nhiều người lo ngại là những vụ đụng độ sẽ tái diễn.

Ông Fai Lai, một công nhân tham gia biểu tình, phát biểu như sau.

"Trong nhiều ngày qua tôi nghĩ rằng nếu cảnh sát muốn dọn sạch khu vực biểu tình thì chắc chắn họ có khả năng để làm như vậy. Chúng tôi chỉ làm những gì mà chúng tôi có thể làm mỗi ngày. Đó là đứng lên để nói lên tiếng nói của mình, để bày tỏ những đòi hỏi và ý nguyện của mình. Không có điều gì chúng tôi có thể làm về những hành động của họ. Điều duy nhất mà chúng tôi có thể làm là nói lên những gì chúng tôi mong muốn."

Những nỗ lực trước đây của cảnh sát nhằm dẹp bỏ những địa điểm biểu tình ngồi lỳ đã có phản tác dụng và làm cho số người tham gia biểu tình trở nên đông đảo hơn. Có lúc, hàng vạn người đã xuống đường để gia nhập phong trào được đặt tên là Chiếm Trung hay Chiếm cứ khu Trung Hoàn.

Những người biểu tình đang đòi tổ chức một cuộc đầu phiếu hoàn toàn có tính chất dân chủ vào năm 2017 để bầu Trưởng quan hành chánh Hồng Kông. Hồi cuối tháng 8, chính phủ Trung Quốc tuyên bố tất cả các ứng cử viên trong cuộc bầu cử ở đặc khu hành chánh này phải có được sự chấp thuận của một ủy ban mà hầu hết các thành viên là những người trung thành với Bắc Kinh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG