Đường dẫn truy cập

Hà Nội kêu gọi Campuchia bảo vệ di dân Việt


Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Hà Nội ngày 3/8/2017.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Hà Nội ngày 3/8/2017.

Việt Nam ngày 10/10 kêu gọi Campuchia đảm bảo quyền pháp lý cho người Việt sinh sống tại nước này sau khi chính phủ Campuchia loan báo sẽ thu hồi giấy tờ không hợp lệ của 70.000 di dân, phần lớn là gốc Việt.

Tinh thần bài Việt Nam đang lan rộng tại Campuchia và thường được những người chống đối Thủ tướng Hun Sen sử dụng. Ông Hun Sen lên nắm quyền trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia sau khi sang giúp đánh bại chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hy vọng Campuchia sẽ có những biện pháp thích hợp đảm bảo quyền hợp pháp và chính đáng của người Việt tại Campuchia, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.

“Chúng tôi hy vọng là trong khi mọi người chờ hoàn tất giấy tờ pháp lý, họ có thể có được một cuộc sống ổn định và tiếp tục góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội Campuchia,” bà Hằng tuyên bố.

Tuần trước, giới hữu trách di trú Campuchia cho biết sẽ tịch thu những giấy tờ cấp không đúng cho 70.000 người hầu hết gốc Việt, nhưng không đe dọa cưỡng bách trục xuất.

Đáp lời kêu gọi của Việt Nam, Campuchia cam kết tôn trọng nhân quyền và quyền pháp lý trong việc thực thi luật di trú.

“Chúng tôi sẽ không thi hành luật giống như chế độ Pol Pot đã làm” phát ngôn viên Bộ Nội vụ Khieu Sopheak nhắc đến lãnh tụ của phong trào Khmer Đỏ chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 1,8 triệu người Campuchia trong những năm 1970.

Người Việt định cư tại vùng đất nay là Campuchia đã hàng trăm năm nay, đặc biệt trong thế kỷ 19 và 20 khi cả hai nước là thuộc địa Pháp.

Thêm nhiều người Việt sang Campuchia khi Việt Nam chiếm đóng nước này sau khi lật độ Khmer Đỏ và trước khi rút hết lực lượng khỏi Campuchia năm 1990.

Căng thẳng chính trị lên cao tại Campuchia trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới trong khi Thủ tướng Hun Sen muốn kéo dài 32 năm cầm quyền. Các nước Tây phương đang lên án việc chính phủ Hun Sen bắt giữ đối thủ chính và đe dọa giải tán đảng đối lập chính.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG