Đường dẫn truy cập

Các định chế tài chính kêu gọi một thỏa thuận về chỉ tệ toàn cầu


Trung Quốc bị chỉ trích là giữ cho chỉ tệ của họ thấp hơn giá trị thực tế khiến cho các công ty Hoa Kỳ và các nước xuất khẩu khác gặp khó khăn trong việc cạnh tranh
Trung Quốc bị chỉ trích là giữ cho chỉ tệ của họ thấp hơn giá trị thực tế khiến cho các công ty Hoa Kỳ và các nước xuất khẩu khác gặp khó khăn trong việc cạnh tranh

Một tổ chức hàng đầu đại diện các định chế tài chính và ngân hàng khắp thế giới kêu gọi các nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng cường nỗ lực hợp tác và giải quyết các vấn đề tiền tệ để giúp tái quân bình nền kinh tế toàn cầu. Từ thủ đô Washington, Thông tín viên đài VOA William Ide tường trình rằng lời kêu gọi vừa kể được đưa ra giữa lúc có những lo ngại về việc có thể xảy ra một cuộc chiến tranh tiền tệ.

Giữa lúc các nền kinh tế thế giới chật vật để phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngày càng có những lo ngại về hiện tượng dường một tập tục ngày càng phổ biến là các nước can thiệp vào thị trường của họ để ngăn chận việc nâng giá chỉ tệ của nước mình.

Hoa Kỳ và EU đã gia tăng áp lực đòi Trung Quốc để cho đồng nguyên tăng giá, và trong mấy tuần lễ vừa qua, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Brazil và Thụy Sĩ đã can thiệp vào thị trường nước họ để giữ không cho trị giá chỉ tệ của họ gia tăng.

Bộ trưởng Tài chánh Brazil đã cảnh báo rằng thế giới đã lọt vào một “cuộc chiến tiền tệ quốc tế.”

Ông Phil Suttle, kinh tế gia trưởng tại Học viện tài chính quốc tế, nói rằng tuy nhận định vừa kể có thể đã bị thổi phồng quá đáng, nhưng cũng có rủi ro như thế.

Ông Suttle nói: “Phát biểu vừa kể có thể gây hoang mang một chút. Theo tôi nhận định có lẽ bắt đầu được đưa ra tại Brazil trong mấy tuần vừa qua vì nước này tỏ ra quan ngại nhất về những gì họ nhận thấy. Nhưng theo tôi, có thể nói, những vấn đề này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nhanh chóng. Một số hành động đơn phương mà chúng ta thấy diễn ra trong mấy tuần lễ qua, tôi nghĩ cũng hơi đáng lo ngại.”

Học viện Tài chính Quốc tế đại diện trên 400 ngân hàng và định chế tài chính hàng đầu thế giới. Ông Suttle nói rằng trong tình hình căng thẳng gia tăng, các nhà lãnh đạo tài chính thế giới nên nhân các cuộc họp bàn về vấn đề kinh tế toàn cầu sắp tới để biện minh cho việc tăng cường hợp tác.

Ông Suttle nói tiếp: "Một trong những điều chúng tôi thấy đang có trục trặc vào lúc này là cách đây trên dưới khoảng một năm, đã có một chính sách hợp tác và phối hợp rất quan trọng, nhưng giờ đây sự hợp tác và phối hợp đó đã tan rã và chúng ta thấy rõ ràng điều đó thông qua thị trường tiền tệ.”

Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới mở các cuộc họp tại Washington, DC trong tuần này và trong tháng tới hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo trong khối G-20 sẽ diễn ra ở Nam Triều Tiên.

Ông Suttle nói rằng tổ chức của ông muốn các nền kinh tế thế giới cố gắng đạt được sự cảm thông về vấn đề chỉ tệ và phương cách hợp tác tốt nhất để phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Nhiều nước áp dụng các biện pháp giữ cho giá trị chỉ tệ của họ yếu để giúp cho hàng xuất khẩu của họ sẽ dễ cạnh tranh hơn.

Lâu nay, Trung Quốc đã bị chỉ trích là giữ cho chỉ tệ của họ thấp hơn giá trị thực tế khiến cho các công ty Hoa Kỳ và các nước xuất khẩu khác gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.

Ông Gordon Chang, nhà bình luận của tạp chí Forbes, nói ông sợ rằng nếu Trung Quốc tiếp tục giữ cố định trị giá của đồng nguyên và tập tục đó lan sang các nước khác thì rốt cuộc chúng ta sẽ chứng kiến sự kết thúc của tình trạng thả nổi hối suất tự do.

Ông Chang cho biết: "Cuộc chiến tranh mậu dịch lớn kế tiếp có thể sẽ liên quan đến chỉ tệ với tình trạng một nước hưởng lợi trên sự mất mát của một nước khác. Tình trạng này có thể giống như ta thấy được trong các thuế biểu hồi thập niên 1930 và Hoa Kỳ đã không làm gì nhiều để bảo vệ hệ thống thả nổi hối suất tự do.”

Tuần trước Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật nhằm trừng phạt Trung Quốc đã ấn định trị giá hối đoái của họ. Hôm qua, các nhà lãnh đạo EU gây áp lực đòi Trung Quốc để cho trị giá chỉ tệ của họ tăng lên.

Ngoài dự luật đã thông qua, các nhà lập pháp và kinh tế gia Mỹ còn kêu gọi bộ Tài chính tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng chỉ tệ khi công bố một bản phúc trình của bộ vào ngày 15 tháng 10 này, với lập luận rằng hành động như vậy sẽ tạo thêm tác dụng.

Tuy nhiên, theo ông Suttle mỗi nước có một vai trò riêng và vấn đề chỉ tệ sẽ không giải quyết được nếu các quốc gia tiếp tục đổ lỗi cho nhau và cho rằng mình không phải là nước cần phải thay đổi.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG