Đường dẫn truy cập

EU xem xét biện pháp trừng phạt những kẻ gây bạo lực ở Ukraina


Người biểu tình chống chính phủ nhặt đá để chống trả với cảnh sát tại trung tâm thủ đô Kyiv, ngày 19/2/2014.
Người biểu tình chống chính phủ nhặt đá để chống trả với cảnh sát tại trung tâm thủ đô Kyiv, ngày 19/2/2014.
Các ngoại trưởng trong Liên hiệp Châu Âu sẽ mở cuộc họp khẩn vào ngày thứ năm tại Brussels, nơi họ dự kiến sẽ đồng ý về các biện pháp chế tài những kẻ chịu trách nhiệm về tình trạng bạo động mới nhất ở Ukraina. Thông tín viên VOA tường trình từ Paris, nơi các nhà lãnh đạo Pháp và đức loan báo việc ủng hộ cho các biện pháp chế tài có mục tiêu trong một cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Pháp.

Phát biểu hôm thứ tư tại một cuộc họp báo chúng với đối tác phía Pháp, Thủ tướng Ðức Angela Merkel tuyên bố cả hai nước đồng ý rằng Liên hiệp châu Âu phải áp dụng các biện pháp chế tài những kẻ đứng sau các vụ bạo động tệ hại nhất từ trước tới nay ở Ukraina.

Bà Merkel không cho biết liệu có nên kể nhà lãnh đạo Ukraina Victor Yanukovych trong số những mục tiêu có thể bị EU nhắm vào hay không.

Nhưng bà mô tả việc chế tài chỉ là một trong các biện pháp, và còn đề nghị tái phát động một tiến trình chính trị có thể bao gồm cả Nga.

Thủ tướng Merkel nói: “Chế tài là chưa đủ…đó là điều chúng tôi nghĩ. Tiến trình chính trị phải được tái phát động, bởi vì chỉ có tiến trình chính trị mới có thể góp phần vào việc tái lập hòa bình, và chúng ta đang mưu tìm tất cả các liên hệ có thể có được, kể cả theo hướng Nga.

Vào lúc các cuộc xung đột tiếp tục giữa người biểu tình chống chính phủ và cảnh sát ở Kiyv, các ngoại trưởng EU sẽ mở một cuộc họp khẩn về Ukraina tại Brussels vào chiều thứ năm. Ông Jose Manuel Barroso, người đứng đầu cánh hành pháp của EU, cũng kêu gọi các biện pháp chế tài có mục tiêu. Ông nói khối Âu châu đang theo dõi bạo động diễn biến với sự kinh động và bất bình.

Ông Barroso nói: “Chúng tôi cũng khẳng định rõ một phản ứng của Liên hiệp Châu Âu đối với bất kỳ tình trạng xấu đi ở hiện trường. Ðó là lý do vì sao chúng tôi dự kiến các biện pháp có mục tiêu nhắm vào những người chịu trách nhiệm về các cuộc bạo động và sử dụng vũ lực quá đáng có thể được các quốc gia thành viên đồng ý – và chúng tôi hy vọng họ sẽ cứu xét việc này như một vấn đề khẩn trương.”

Chưa rõ hình thức chế tài nào có thể được đồng ý, nhưng có thể bao gồm lệnh cấm du hành bên trong khối 28 nước thành viên cùng vơí việc phong tỏa tài sản.

EU và Nga đã đổ lỗi cho nhau về tình hình bất ổn ngày càng tăng ở Ukraina, bùng ra sau khi Tổng thống Yanukovych rút ra khỏi một thỏa thuận kinh tế và chính trị với EU đã được trông đợi từ lâu và thay vào đó là chấp nhận một kế hoạch cứu nguy rườm rà của Nga.

Brussels tiếp tục đưa ra giải pháp kết hợp chặt chẽ hơn với Ukraiana - nếu không ngay lúc này, thì vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Tổng thống Pháp Francois Hollande nói khối này không thể ngồi im trước tình trạng đổ máu ở Kyiv. Ukraina có thể không phải không thuộc về EU, nhưng nước này nằm ở Châu Âu.

Ngoại trưởng Thụy Ðiển Carl Bildt đã bày tỏ một trong các phản ứng thẳng thừng nhất đối với tình hình bạo lực, và cho rằng Tổng thống Yanukovych có “bàn tay vấy máu,” theo cách nói của ông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG