Đường dẫn truy cập

Đức Giáo hoàng gặp Giáo trưởng Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống Nga tại Cuba


Đức Giáo Hoàng và Giáo trưởng Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống Nga Patriarch Kirill.
Đức Giáo Hoàng và Giáo trưởng Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống Nga Patriarch Kirill.

Người Công giáo thiểu số ở Nga đã chào mừng cuộc gặp đầu tiên có tính lịch sử hôm thứ Sáu ở Cuba giữa Đức Giáo hoàng và Giáo trưởng Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống chiếm đại đa số ở Nga. Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống tách khỏi Giáo hội La Mã vào năm 1054 và các nhà phân tích nói chính trị, của cả giáo hội lẫn nhà nước, đã tác động đến mối quan hệ trong nhiều thế kỷ kể từ năm đó. Thông tín viên Daniel Shearf của đài VOA tường thuật từ Moscow.

Có hơn một tỷ tín đồ Công giáo La Mã trên thế giới, nhưng ở nước Nga theo Cô đốc giáo chính thống, người Công giáo chỉ chiếm 0,5% dân số.

Tuy là một nhóm thiểu số nhỏ, người Công giáo Nga đang rộn rã chào mừng cuộc gặp đầu tiên có tính lịch sử giữa Đức Giáo hoàng Francis và Giáo trưởng Cơ đốc giáo chính thống Nga Kirill.

Đức cha Kirill Gorbunov, Giáo phận Đức Mẹ Công giáo La Mã, nói: “Tôi cảm thấy đây là kết quả dành cho lời cầu nguyện của chúng tôi. Chúng tôi đã cầu nguyện rất nhiều về cuộc gặp này. Dĩ nhiên chúng tôi đã hy vọng cuộc gặp sẽ diễn ra ở Moscow”.

Không ai có ảo tưởng rằng cuộc hội đàm tại sân bay Havana có thể hàn gắn sự chia rẽ ngàn năm kể từ khi Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống tách ra từ La Mã.

Elena Baranova, phiên dịch viên theo Công giáo Nga nói: “Dĩ nhiên tôi không nghĩ hai Giáo hội sẽ thống nhất lại như một chuyện không tưởng, nhưng tôi nghĩ sẽ có hợp tác nào đó”.

Người Công giáo bị khuất phục trong thời Soviet, và hiện vẫn bị định kiến trong một nước Nga có xung đột với phương Tây.

Đức cha Kirill cho biết: “Người ta nói ‘Bọn chúng làm gì ở đây, chúng không thuộc về nơi này. Chúng thuộc về Tây Ban Nha, châu Âu mới phải’. Nhưng người Công giáo có mặt ở khắp nơi, và cả ở đây nữa”.

Giáo trưởng của Nga đã từ chối những lời mời đối thoại trước đây của Tòa thánh Vatican vì những bất đồng về tài sản thời Soviet ở Ukraina. Nhưng Giáo hội Cơ đốc giáo chính thống nói những tấn công trên toàn cầu nhắm vào người Thiên chúa giáo buộc họ phải gác lại các khác biệt.

Ekaterina Bozhenova, tín đồ Cơ đốc giáo chính thống và là bà nội trợ, nói: “Bạn biết đấy, bất cứ cuộc gặp nào mà chứng tỏ có ích, mang lại sự phát triển tích cực, thì tôi đều ủng hộ. Cuộc gặp không diễn ra ở châu Âu, nơi mọi thứ đang khó khăn, không thích hợp, không rõ ràng, nên nó diễn ra ở châu Âu – tôi hoan nghênh điều đó”.

Cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng và Giáo trưởng Nga cũng phù hợp với nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tiếp xúc với các nhà lãnh đạo bảo thủ ở phương Tây là những người ít chỉ trích Nga hơn.

Ông Alexander Baunov, Trung tâm Carnegie Moscow, nói: “Như vậy, đó là một nỗ lực tìm ra ‘một phương Tây tốt đẹp hơn’ so với một phương Tây toàn cầu hóa, bao dung và những nhà lãnh đạo chính trị hiện thời”.

Ông Putin cũng muốn để lại một di sản, ông Baunov thuộc Trung tâm Carnegie nói. Và vào lúc đang ngày càng có nhiều chỉ trích về hành động của Kremlin ở Syria, cuộc gặp lịch sử này giúp ích nhiều.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG