Đường dẫn truy cập

Cục trưởng Cục Kiểm ngư trả lời về tình trạng ngư dân ‘xâm phạm lãnh hải’


Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở Biển Đông.
Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở Biển Đông.

Liên tiếp trong các hai tuần lễ vừa qua, hàng chục ngư dân Việt Nam và các tàu đánh cá của họ đã bị các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…bắt giữ với lý do ‘đánh bắt trái phép’ hay ‘xâm phạm lãnh hải’. Vụ lớn nhất xảy ra hôm 2/4, khi 48 ngư dân Việt và 5 tàu cá của họ bị giới hữu trách Thái Lan bắt giữ vì 2 tội danh trên. Trong khi đó, tờ Straits Times của Singapore phỏng vấn một số ngư dân Trung Quốc và cho biết Bắc Kinh đã chi trả hàng chục ngàn đôla cho mỗi chiếc tàu cá chịu ra khơi ở khu vực có tranh chấp trên Biển Đông.

Để tìm hiểu thêm về tình trạng ‘xâm phạm lãnh hải’ của các ngư dân, VOA có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Kiểm Ngư Việt Nam Lưu Văn Huy và được giới chức thuộc Tổng cục Thủy sản của Việt Nam cho biết các ngư dân Việt Nam bị phía Thái Lan bắt giữ khi đi vào vùng nước thuộc khu vực ‘chồng lấn’.

Cục trưởng Cục Kiểm ngư trả lời về tình trạng ngư dân ‘xâm phạm lãnh hải’
please wait

No media source currently available

0:00 0:06:24 0:00
Tải xuống

Cục trưởng Lưu Văn Huy: Các ngư dân Việt Nam đang bị Thái Lan giam giữ và đưa ra tòa xét xử. Tuy nhiên việc xác định tọa độ khu vực đó thì dù có bị phía bên nào bắt giữ, phía chính phủ Việt Nam cũng như về vấn đề bảo hộ công dân của Việt Nam nên đại sứ quán Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao cũng đang phối hợp với chính quyền Thái Lan để yêu cầu phải đối xử nhân đạo với ngư dân của chúng ta.

Về phía Việt Nam, chúng tôi luôn cùng với địa phương tuyên truyền cho ngư dân đảm bảo khi ra khơi thì phải đúng theo quy định của pháp luật. Thứ hai, bao giờ cũng xác định được việc đảm bảo đúng, đủ điều kiện khi ra khơi, đồng thời tuyên truyền không đi vào vùng biển của các nước khác, những khu vực có tranh chấp hay những khu vực có cướp biển hoặc những vấn đề về tự do.
Cục trưởng Lưu Văn Huy nói.

VOA: Việt Nam có phương án nào giúp cho ngư dân hiểu rõ rằng đi vào những khu vực như thế sẽ có nguy cơ bị tàu nước ngoài, các lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ không?

Cục trưởng Lưu Văn Huy: Về phía Việt Nam, chúng tôi luôn cùng với địa phương tuyên truyền cho ngư dân đảm bảo khi ra khơi thì phải đúng theo quy định của pháp luật. Thứ hai, bao giờ cũng xác định được việc đảm bảo đúng, đủ điều kiện khi ra khơi, đồng thời tuyên truyền không đi vào vùng biển của các nước khác, những khu vực có tranh chấp hay những khu vực có cướp biển hoặc những vấn đề về tự do. Tuy nhiên có một số ngư dân trong quá trình thực hiện đánh bắt trên biển, có thể là do có sóng hoặc mải đi theo những đàn cá, họ có thể đi sang những khu vực sai tọa độ. Thứ hai nữa là cũng có một số cư dân có động cơ là hám lợi cho nên có thể đi quá vùng biển được bảo hộ cũng như sang khu vực của nước khác.

VOA: Tuần rồi, Malaysia nói trong số ngư dân các nước mà họ bắt giữ, Việt Nam đứng hàng đầu, chiếm nhiều nhất trong số ngư dân nước ngoài ‘xâm phạm lãnh hải’ của họ. Việt Nam có nắm được những thông tin này và có biện pháp xử lý thế nào?

Cục trưởng Lưu Văn Huy: Bản thân chúng tôi vẫn theo dõi, quan sát những thiết bị quản lý với những tàu cá, một số tàu cá được xác định gắn những thiết bị định vị nên chúng tôi biết được những việc đó. Còn một số tàu không lắp, hoặc cố tình không lắp thì chúng tôi không nắm được. Tuy nhiên về phía Việt Nam, ở mức độ so với các nước trong khu vực thì Việt Nam cũng như một số các quốc gia khác vì vấn đề nguồn lợi thủy sản không được phong phú, các thông tin có thể bị sai lệch, dẫn đến việc theo những đàn cá, theo mùa vụ hoặc theo những điều kiện trong quá trình thực hiện khai thác trên biển và nghĩ rằng đây là đúng vùng biển của mình. Phía Malaysia hay một số các quốc gia khác đều có cảnh báo về khu vực đó. Tuy nhiên số lượng tàu Việt Nam vi phạm vùng biển các nước thì chỉ là ở một mức độ, chứ không phải là đa số. Một số tàu cá các nước khác như Trung Quốc, Indonesia… cũng vi phạm vùng biển của Việt Nam, chứ không phải chỉ có ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển các nước.

VOA: Vừa rồi Indonesia liên tục thực hiện những vụ đánh chìm các tàu cá mà họ bắt giữ, trong đó có khá nhiều tàu cá của Việt Nam. Với những tàu cá bị bắt, nhà nước có chính sách gì để hỗ trợ cho ngư dân trong những vụ bị xử lý như thế hay không?

Tàu cá Trung Quốc đổ ra hoạt động ở khắp nơi trên trái đất, bị chỉ trích về việc đánh bắt quá độ và thường xuyên đối đầu với tàu bè nước khác tại những khu vực có tranh chấp như Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc đổ ra hoạt động ở khắp nơi trên trái đất, bị chỉ trích về việc đánh bắt quá độ và thường xuyên đối đầu với tàu bè nước khác tại những khu vực có tranh chấp như Biển Đông.

Cục trưởng Lưu Văn Huy: Khi tàu có mua bảo hiểm thì tất cả những rủi ro đều được chi trả. Tuy nhiên nếu tàu nào không mua, chắc chắn là không đáp ứng điều kiện nào đó, thì không được nhà nước cũng như bảo hiểm chi trả. Còn về phía ngư dân Việt Nam, Việt Nam cũng đang có chính sách khuyến khích đóng tàu, có hỗ trợ bảo hiểm, dĩ nhiên phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Còn nếu sai quy định của pháp luật và không đóng bảo hiểm thì chắc chắn là không được sự hỗ trợ đó.

Các ngư dân Việt Nam cũng đang thực hiện sản xuất trên ngư trường truyền thống của mình. Đối với ngư dân Việt Nam thì luôn luôn phải khẳng định chủ quyền đối với vùng đất của cha ông cũng như với ngư trường truyền thống một cách bình thường. Đối với các lực lượng khác, các ngư dân khác được chính phủ khác bảo hộ thực hiện ý đồ xâm phạm vùng biển Việt Nam, các lực lượng cũng như ngư dân đó phải bị ngăn cản để xác định rõ chủ quyền của mình.
Ông Lưu Văn Huy nói.

VOA: Có tin phía Trung Quốc bỏ tiền mướn ngư dân ra các vùng biển có tranh chấp với các nước ở Biển Đông. Họ trả một số tiền khá cao, khoảng 27.000 đôla cho một tàu ra ở ngoài những khu vực đảo, nơi có tranh chấp, mà không cần phải đánh bắt cá, mục đích của họ chỉ là để khẳng định chủ quyền ở những khu vực tranh chấp như thế. Phía Việt Nam có nhận được thông tin hay có biện pháp đưa ngư dân ra những khu vực đó hay không?

Cục trưởng Lưu Văn Huy: Ở phía Việt Nam khi nhận được những thông tin tương tự như vừa rồi thì chúng tôi mới được nghe về thông tin đó và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi. Các hoạt động của các lực lượng chấp pháp cũng như của các lực lượng hỗ trợ cho lực lượng ngư dân để làm các nhiệm vụ vi phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm chủ quyền thiêng liêng của đất nước Việt Nam thì chúng tôi sẵn sàng xua đuổi, ngăn cản, thậm chí lập biên bản xử lý, bắt giữ. Việc đó hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của quốc gia. Các ngư dân Việt Nam cũng đang thực hiện sản xuất trên ngư trường truyền thống của mình. Đối với ngư dân Việt Nam thì luôn luôn phải khẳng định chủ quyền đối với vùng đất của cha ông cũng như với ngư trường truyền thống một cách bình thường. Đối với các lực lượng khác, các ngư dân khác được chính phủ khác bảo hộ thực hiện ý đồ xâm phạm vùng biển Việt Nam, các lực lượng cũng như ngư dân đó phải bị ngăn cản để xác định rõ chủ quyền của mình. Chính vì thế, chúng tôi cũng đang phối hợp các lực lượng trên biển để hỗ trợ ngư dân thực hiện đúng quy định pháp luật trên biển, đồng thời có thông tin cho chúng tôi để có những hỗ trợ cho ngư dân theo đúng quy định của pháp luật.

VOA: Cám ơn Cục trưởng Lưu Văn Huy đã dành thời gian cho Đài VOA.

Những ứng cử viên Cộng hòa khác vẫn không bỏ cuộc (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG