Đường dẫn truy cập

Công ty Hoàng Anh Gia Lai đạt thỏa thuận với người dân Campuchia


Nạn chiếm đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề kinh niên ở Campuchia và Lào, là nơi mà những công ty có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị như Hoàng Anh Gia Lai và các công ty khác được dành cho những hợp đồng để khai thác những vùng đất vô cùng rộng lớn.
Nạn chiếm đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề kinh niên ở Campuchia và Lào, là nơi mà những công ty có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị như Hoàng Anh Gia Lai và các công ty khác được dành cho những hợp đồng để khai thác những vùng đất vô cùng rộng lớn.

Một “bước đột phá mới” đã đạt được trong các cuộc thảo luận giữa tập đoàn cao su Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Việt Nam và 11 cộng đồng bản địa ở tỉnh Ratanakkiri, Campuchia, bị mất đất đai và các nguồn tài nguyên vì việc chiếm đất phá rừng để lập đồn điền trồng cao su của công ty này.

Trong một cuộc họp 3 ngày với đại diện cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và các công ty con, tập đoàn HAGL khẳng định lại cam kết của mình là sẽ “không thực hiện thêm bất kỳ hoạt động giải phóng mặt bằng hoặc phát triển” ở các khu vực này trước khi thực hiện một loạt các cam kết bổ sung.

Cam kết này được đưa ra theo một tuyên bố chung bởi các bên tham gia vào ngày thứ Bảy tuần trước.

Hai bên đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm về việc chuyển giao đất kinh tế (ELCs) bởi các công ty con của HAGL. Người dân đã yêu cầu HAGL bồi thường vì lấn chiếm đất đai mà họ sở hữu để sinh nhai.

HAGL cũng bị cáo buộc phá rừng tràn lan, gây ô nhiễm dòng chảy bằng những hóa chất được sử dụng trong các đồn điền của mình, và thậm chí lạm dụng tình dục.

Trong cuộc đàm phán hồi tuần trước, HAGL cam kết sửa chữa, bảo trì đường bộ và cầu đã bị hư hỏng bởi các hoạt động của họ và chỉ sử dụng các sản phẩm hóa học đúng theo các quy định về môi trường.

HAGL cũng đã đồng ý tổ chức các chuyến đi đến từng nơi trong số 11 ngôi làng bị ảnh hưởng cùng các quan chức địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác để xác định xem có lấn chiếm đất của cộng đồng hay không. Nếu vi phạm bị phát hiện, HAGL sẽ “cung cấp bồi thường” hoặc “trả lại đất cho cộng đồng”.

Ông Eang Vuthy, Giám đốc điều hành của tổ chức Equitable Cambodia cho biết, cuộc đàm phán trong tuần qua đã đánh dấu một “bước tiến tích cực về phía trước” để giải quyết vụ tranh chấp.

Ông Vuthy nói: “Đây là một kết quả tốt và chúng tôi hy vọng rằng công ty sẽ thực hiện cam kết của mình, tiếp tục tham gia và tiến bộ hơn nữa”.

Năm ngoái, HAGL cho biết đã tìm cách mở rộng các hoạt động nông nghiệp của công ty tại Campuchia.

Năm 2013, tập đoàn HAGL từng gặp rắc rối khi tổ chức phi chính phủ Nhân chứng Toàn cầu công bố một bản báo cáo về tình trạng công ty này tàn phá môi trường ở Campuchia.

Tổ chức này cáo buộc HAGL nắm giữ đất đai thông qua các công ty con với tổng số khoảng 47.000 ha, gấp gần 5 lần giới hạn pháp lý.

Thời điểm này, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn HAGL lên tiếng phủ nhận việc chiếm đất, phá rừng ở Lào và Campuchia.

Ông Đức cho rằng các cáo buộc của tổ chức Nhân chứng Toàn cầu là vô căn cứ.

Theo Phnom Penh Post, VnExpress

VOA Express

XS
SM
MD
LG