Đường dẫn truy cập

Campuchia: Các vụ cướp đất de dọa đến cộng đồng truyền thống


Ông Seoung Sarat sống sót sau nhiều chế độ độc tài khát máu và các cuộc nội chiến. Nhưng mãi đến khi đất nước thanh bình ông mới bị bắn và cụt mất một chân.
Ông Seoung Sarat sống sót sau nhiều chế độ độc tài khát máu và các cuộc nội chiến. Nhưng mãi đến khi đất nước thanh bình ông mới bị bắn và cụt mất một chân.

Say Mony

Ông Seoung Sarat sống sót sau nhiều chế độ độc tài khát máu và các cuộc nội chiến. Nhưng mãi đến khi đất nước thanh bình ông mới bị bắn và cụt mất một chân.

Người đàn ông bản thổ Tompuon này, hiện sống tại một căn nhà trong rừng ông mượn được ở tỉnh Ratanakiri, nói rằng ông đã bị cụt chân vào năm 2009 vì một vụ xung đột với một công ty được nhà nước cấp cho khoảng đất để sử dụng làm nông nghiệp ở quy mô lớn.

Ông nói, “Khi tôi đứng lên phản đối, họ nói họ đã giao đất cho công ty. Đó là lý do vì sao công ty ra lệnh cho lính bắn tôi.”

Ông Seoung Sarat nằm trong số một nhóm người bản địa kháng cự những vụ cưỡng bức phải bỏ đất. Họ nói họ đang sống trên mảnh đất của họ và trồng hạt điều từ nhiều năm trước khi công ty đến.

Cuộc tranh đấu của ông Seoung Sarat, cũng như của nhiều người khác, không mang lại kết quả. Sau khi mất đất và mất luôn một chân, ông đi tìm sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ và nộp đơn khiếu nại với tòa án tỉnh. Nhưng ông nói vụ việc của ông vẫn chưa được xét.

Không còn đất và nhà của mình nữa, ông Seoung Sarat và gia đình đã xin một cộng đồng bản địa khác để có chỗ cư ngụ tạm thời.

Một lối sống

Tại Ratanakiri, có ít nhất 7 nhóm bản địa khác nhau lệ thuộc chủ yếu vào lâm sản để sống còn. Các cộng đồng địa phương nói họ đang phải đối mặt không những với việc mất đất, mà còn cả việc mất đi với lối sống cổ truyền nữa.

Ông Chhay Thy là phối hợp viên của Adhoc, tổ chức đã theo dõi tiến triển của vụ thực thi chương trình nhượng đất vì lý do kinh tế, còn gọi tắt là ELC, tại tỉnh này. Ông nói các cộng đồng bản địa đã quen với các truyền thống mấy chục nằm và vì thế khó lòng thay đổi lối sống của họ.

Ông nói, “Nói về những người bản địa ở đây, họ thiếu kiến thức và không quen làm việc với các công ty. Dựa vào lề thói và văn hóa của họ, họ sẽ không muốn trở thành công nhân làm việc cho các công ty đó.”

Các tổ chức nhân quyền ở địa phương nói chính sách ETC của chính phủ đã không cải thiện đời sống cho nhiều cộng đồng bản địa; thay vì thế, chính sách đó còn làm cho sinh hoạt của họ tệ hại hơn.

Không có việc lấn đất

Nhưng ông Le Then Lam nói những người chiếm dụng đất và nông dân bản địa có thể cộng sinh. Lam là giám đốc chi nhánh của Hoàng Anh Gia Lai, một công ty Việt Nam đã nhận hàng ngàn hecta đất do chính phủ Campuchia chuyển nhượng.

Ông nói công ty của ông không hề chiếm dụng đất của bất cứ cộng đồng bản địa nào, mặc dù công ty được chuyển nhượng một diện tích đất lớn hơn nhiều so với diện tích 10 ngàn hecta trong giới hạn pháp lý dành cho mỗi công ty.

Ông Lam nói, “Một số đất trồng của dân làng không có trên bản đồ của chúng tôi, nhưng khi chúng tôi đến tận nơi, thì chúng tôi thấy đã có đất trồng trọt rồi. Tuy nhiên, chúng tôi đã thông báo cho giới hữu trách địa phương về việc ấy và nếu như đất thuộc quyền sở hữu của người dân làng, thì chúng tôi giữ nguyên cho họ.”

Không tiếp xúc được với Tỉnh trưởng Ratanakiri để ghi nhận lời bình luận, mặc dầu VOA đã cố gắng nhiều lần.

Song người đứng đầu Cơ quan Môi trường của tỉnh, ông Chou Sopheak, nói cấp đất chuyển nhượng cho các công ty tư nhân không khiến cho dân bản địa mất hết đất của mình.

Ông nói, “Nói chung, tôi có thể nói rằng chính sách của chính phủ không đi đến mức độ làm cho người dân của chúng ta không có đất. Điều đó sẽ không xảy ra. Chính sách của chính phủ là nếu đất của dân rơi vào phần chuyển nhưỡng, thì chính phủ sẽ trả lại cho dân chúng.”

Hy vọng thấp

Mới đây, chính phủ đã lấy lại một số đất chuyển nhượng từ các công ty tư nhân, và thông báo sẽ tiếp tục làm như vậy.

Tuy nhiên, ông Seoung Sarat nói ông không hy vọng sẽ lấy lại được mảnh đất của mình.

Ông nói, “Nếu chính phủ thực sự muốn cải tổ chính sách để dân chúng khỏi bị lâm vào cảnh đói khát hay mất đi nền văn hóa bản địa, họ cần phải phân phối đất cho cả công ty lẫn dân chúng.”

Một phúc trình mới đây của Global Witness – một tổ chức điều tra những vụ vi phạm nhân quyền – nói khoảng 2,5 triệu hecta đất, tức là khoảng 70% đất cằn của Campuchia, đã được cho hơn 270 công ty tư nhân thuê mướn tính đến cuối năm 2013. Bản phúc trinh nói thêm rằng những vụ chuyển nhượng đất đã tác động quá đáng đến những khu rừng nơi người dân bản địa sinh sống.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG