Đường dẫn truy cập

Có hoạt động tại nhà máy Triều Tiên chế tạo tên lửa đạn đạo


Ảnh vệ tinh cho thấy đĩa điểm sản xuất phi đạn đạn đạo Sanumdong ở Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 29/7/2018. Planet Labs Inc/Handout via REUTERS
Ảnh vệ tinh cho thấy đĩa điểm sản xuất phi đạn đạn đạo Sanumdong ở Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 29/7/2018. Planet Labs Inc/Handout via REUTERS

Vệ tinh tình báo Mỹ đã phát hiện hoạt động mới tại nhà máy của Triều Tiên từng sản xuất phi đạn đạn đạo liên lục địa đầu tiên có khả năng phóng tới Hoa Kỳ, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết hôm 30/7 giữa lúc đang diễn ra các cuộc thảo luận để tăng sức ép, buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh và ảnh hồng ngoại cho thấy các phương tiện di chuyển ra vào cơ sở hạt nhân ở Sanumdong, tuy nhiên ảnh không cho thấy công trình xây dựng tên lửa đã tiến tới đâu, một quan chức nói với Reuters với điều kiện danh tính được giữ kín vì thông tin này còn được giữ mật.

Báo The Washington Post trích dẫn các giới chức giấu tên quen thuộc với báo cáo tình báo Mỹ, hôm thứ Hai đưa tin rằng Triều Tiên dường như đang chế tạo một hoặc hai tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (ICBM) - sử dụng nhiên liệu lỏng, tại một cơ sở nghiên cứu lớn ở ngoại ô Bình Nhưỡng.

Trao đổi với Reuters, giới chức này nói có bức ảnh chụp một xe tải lôi theo một xe kéo được phủ kín, tương tự như loại xe mà miền Bắc đã từng sử dụng để di chuyển ICBM. Vì xe kéo được trùm kín, nên người xem không biết dược chiếc xe chở cái gì, nếu có.

Toà Bạch Ốc nói họ không bình luận về tin tình báo. Một quan chức cấp cao tại văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết tình báo Mỹ và Hàn Quốc đang theo sát những sự di chuyển của Bắc Triều Tiên, và từ chối bình luận thêm.

Chứng cứ thu thập được trong tháng này là thông tin mới nhất cho thấy là bất chấp cuộc gặp gỡ giữa lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh tháng 6, hoạt động vẫn tiếp diễn tại các cơ sở hạt nhân và tên lửa Triều Tiên,

Tư liệu: Ảnh TT Mỹ Donald Trump, trái, tại Tòa Bạch Ốc. ngày 28/2/2018, và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng
Tư liệu: Ảnh TT Mỹ Donald Trump, trái, tại Tòa Bạch Ốc. ngày 28/2/2018, và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng

Tổng thống Trump ngay sau đó đã tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên không còn đặt ra một mối đe dọa hạt nhân. Ông Kim cam kết trong một tuyên bố chung chung ở hội nghị thượng đỉnh, rằng ông sẽ làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa, tuy nhiên Bình Nhưỡng không cho biết chi tiết cụ thể nào và liệu các cuộc đàm phán tiếp theo đó có diễn ra suôn sẻ hay không.

Đây không phải là lần đầu tiên thông tin tình báo Mỹ đi ngược với sự lạc quan của Tổng thống Trump.

Vào cuối tháng 6, các quan chức Mỹ nói với truyền thông trong nước rằng các cơ quan tình báo tin rằng Triều Tiên đã gia tăng sản xuất nhiên liệu để dùng cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân, và Bình Nhưỡng không có ý định sẽ hoàn toàn từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ.

Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất nhiên liệu cho bom hạt nhân, dù họ đã cam kết sẽ phi hạt nhân hóa. Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Pompeo vẫn nhấn mạnh rằng chính quyền TT Trump vẫn đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng.

Joel Wit, cựu thương thuyết gia của Bộ Ngoại giao và cũng là người sáng lập ra 38 North, một tổ chức theo dõi các vấn đề Triều Tiên, cho rằng kỳ vọng rằng Bình Nhưỡng sẽ đình chỉ các chương trình hạt nhân của họ là “thiếu thực tế”, cho đến khi mực đã ráo trên thỏa thuận.

Đó cũng là điều đã từng xảy ra với các cuộc đàm phán giữa Mỹ với Liên bang Xô-viết cũ trong thời Chiến tranh Lạnh, và gần đây hơn, với Iran.

Triều Tiên bị nghi đang phát triển phi đạn mới
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:03 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG