Đường dẫn truy cập

Chống khủng bố và hoạt động nhân đạo


Một bé gái tị nạn người Syria ngồi trên các thùng hàng cứu trợ nhân đạo, tại trại tị nạn Al Zaatri ở Jordan, 8/9/13
Một bé gái tị nạn người Syria ngồi trên các thùng hàng cứu trợ nhân đạo, tại trại tị nạn Al Zaatri ở Jordan, 8/9/13
Trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác gia tăng chiến dịch chống khủng bố, trong đó có các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, có những lo ngại rằng chiến dịch này có thể gây trở ngại cho những hoạt động cứu trợ nhân đạo. Một diễn đàn nghiên cứu đã xem xét tới các vấn đề này.

Việc giúp đỡ những người gặp cảnh ngộ khó khăn tại các vùng xung đột có vẻ là một đề nghị đơn giản, nhưng các chuyên gia cứu trợ nhân đạo nói rằng những nguyên tắc căn bản của nhân đạo và vô tư thường bị căng thẳng trong những khu vực mà các tổ chức tranh đấu có căn cứ hay tại những nước bị tàn phá bởi cuộc nội chiến.

Một cuôc khảo cứu do Liên Hiệp Quốc và Ủy Ban Tỵ Nạn Na Uy yêu cầu thực hiện nói rằng trong một vài trường hợp, các biện pháp chống khủng bố đã làm cho công tác cứu trợ nhân đạo này trở thành khó khăn hơn nhiều. Chẳng hạn, cuộc khảo cứu này nói rằng nó có thể đem lại kết quả một cuộc ngưng tài trợ, đình chỉ các chương trình cứu trợ, hoãn lại và hạn chế trợ giúp, và lo ngại, tự kiểm duyệt, về phía các tổ chức cứu trợ nhân đạo.

Trung tâm Khảo Cứu Chính Sách và Quốc Tế hay CSIS, mở một diễn đàn về tình trạng khó xử. Ông Sam Worthington Chủ tịch và Giám đốc điều hành nói:

“Khó khăn ở đây là làm sao chúng ta có thể thăng tiến an ninh quốc gia, với tư cách là chính phủ Hoa Kỳ mà không đặt các chương trình nhân đạo vào tình trạng nguy hiểm? Và đâu là căng thẳng giữa việc thúc đầy chương trình thăng tiến an ninh quốc gia và sứ mạng nhân đạo?”

Ông Worthington nói rằng việc đóng khung vấn đề này như một tình huống thế này hay thế kia là không đúng:

“Chúng ta có thể có các chính sách chống khủng bố cần tồn tại, mà không có những hệ quả không cố ý của việc thi hành hay thiết kế những chính sách đó ảnh hưởng tới đời sống các nhân viên cứu trợ nhân đạo hay những chương trình mà họ muốn tìm cách trao cho người nhận.”

Ông Worthington nói rằng các tổ chức cứu trợ nhân đạo có vẻ và dường như vô tư trong những khu vực xung đột:

“Ý tưởng chúng ta có thể cung cấp cứu trợ cho các cá nhân đang rất cần được giúp đỡ - bất kể là ai – trong chiều hướng khách quan này đối với cá nhân cần được giúp đỡ -- không dựa trên quyền lợi chính trị cách này hay cách khác. Chỉ vì điều này mà chúng ta có thể hoạt động tại những nơi như Syria, Somalia, Afghanistan và những nơi khác bên ngoài hàng rào an ninh.”

Cũng tham gia trong diễn đàn CSIS là bà Valerie Amos, Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc phụ trách các vấn đề cứu trợ nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp. Bà nói:

“Tôi không nghĩ rằng có ai trong chúng ta nhìn thấy mâu thuẫn cố hữu giữa các quốc gia có những e ngại về an ninh rất chính đáng và các biện pháp chống khủng bố và nhắm vào các hành động nhân đạo có nguyên tắc. Điều mà chúng ta tìm cách thực hiện là bảo vệ dân chúng khỏi bị hại.”

Bà Amos nói rằng bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào dân thường- kể cả những hành động khủng bố là những vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế đáng khiển trách.

Bà nói rằng các cơ quan cứu trợ nhân đạo hoạt động trong một thế giới đã trở thành phức tạp hơn nhiều:

“Chúng ta thấy ít xung đột giữa các quốc gia và đa số cơ quan pháp luật đã được triển khai là để theo dõi những gì xảy ra trong những xung đột giữa các quốc gia. Và chúng ta ngày càng thấy xung đột nhiều hơn tại các quốc gia với các tổ chức võ trang phi quốc gia.”

Giới chức Liên Hiệp Quốc này nói rằng hai nguyên tắc quan trọng là dưới đe dọa như một kết quả của các biện pháp chống khủng bố:

“Một là công việc của chúng ta để giúp dân chúng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ người nào họ ủng hộ. Không có thành kiến chính trị. Mặt khác là sự giúp đỡ đó nhắm vào việc bảo tồn đời sống với phẩm giá được cung cấp trên căn bản nhu cầu mà thôi. Và tôi khong thể nói với quý vị là chúng ta sẽ bị tấn công bao nhiêu trên phương diện nguyên tắc đó.”

Ông Jan Egeland đã làm việc trong công tác cứu trợ nhân đạo nhiều năm và bây giờ đứng đầu Ủy ban Dân tị nạn Na Uy.

Ông cũng khẳng định rằng nhu cầu cho các nhân viên cứu trợ là vô tư. Ông nói:

“Chúng ta sống bởi khả năng của chúng ta duy trì các cuộc tiếp xúc với chính trị và những người hành động khác mà chúng ta không chia xẻ điều gì hơn là hy vọng rằng ta có thể giúp đỡ phụ nữ hay trẻ em tại hiện trường. Bị hư hỏng như là một phần của cuộc tranh đấu chính trị chắc chắn là sự chấm dứt giòng đời những người mà chúng ta muốn giúp đỡ.”

Ông nói rằng tại Somalia, nhân viên của ủy ban bị nguy hiểm bởi quan niệm bên ngoài rằng họ không vô tư vì phẩm vật cứu trợ do Hoa Kỳ cung cấp. Ông nói rằng, việc này có thể xảy ra nếu Hoa Kỳ muốn một tổ chức phi chính phủ giúp với sự kiểm soát lý lịch các nhân viên cứu trợ của chính họ.

Ông nói rằng, Syria là một khu vực có nhiều vấn đề lớn nữa:

“Bạn không thể làm bất cứ điều gì bên trong Syria mà không thương lượng với loại người rất xấu. Một số có liên hệ với Phương Tây. Một số có liên hệ với vùng Vịnh. Một số liên hệ với chế độ, liên hệ với Nga, Tất cả bọn họ là xấu. Và chúng ta phải giao dịch với họ. Các tổ chức Hồi Giáo mà chúng ta cần để có đối tác thậm chí còn dễ bị hại đối với tất cả những thứ này. Và nếu các tổ chức Hồi Giáo – những đối tác của chúng ta - bị tê liệt, chúng ta cũng sẽ bị tê liệt.”

Ông nói rằng Ủy ban Tị nạn Na Uy có nhiều người bảo vệ và kiểm soát để bảo đảm rằng tất cả phẩm vật cứu trợ tới được tay người cần được giúp.

Đại sứ Daniel Fried là điều phối viên về chính sách chế tài cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ có quan tâm rằng nơi nào trợ giúp nhân đạo được cần đến thì thường có tình trạng thiếu an ninh hay xung đột. Ông gọi công việc cứu trợ là cao cả. Ông nói:

“Có một sứ mạng – một chính sách bó buộc, nhưng tôi dám nói là một sứ mạng tinh thần – để tạo điều kiện tốt nhất để có thể cứu trợ nhân đạo cho những người cần đến trên thế giới thật sự. Và trên thế giới thật, các tổ chức khủng bố có thể và thật sự hoạt động tích cực. Và đó là ý kiến đầu tiên. Ý kiến thứ nhì là chính sách chống khủng bố là một lo ngại sâu xa và nghiêm trọng, cũng có lập trường của một bó buộc.”

Ông Fried nói rằng các biện pháp chống khủng bố của Hoa Kỳ và cứu trợ nhân đạo phải được coi như xảy ra cùng một lúc. Ông nói rằng, Bộ Ngoại Giao đã làm nhiều việc để đem những người can dự lại gần với nhau.

Ông đưa ra một thí dụ về các phiến quân tại Trung Phi:

“Tại Cộng Hòa dân chủ Congo có nhiều lo ngại về tổ chức phiến quân M23 và một sự ngưng hoạt động cứu trợ nhân đạo - hay mặt khác – sự đổi hướng ngân quỹ. Chúng tôi đã làm việc qua các trường hợp này. Chúng tôi quy tụ những người cung cấp cứu trợ, những người hoạch định chính sách, những người chống khủng bố lại với nhau. Và những hoạt động cứu trợ nhân đạo vẫn có thể tiến hành không sút giảm.”

Cũng lên tiếng trước diễn đàn là ông William Garvelink, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Ông cảnh báo rằng lề lối thư lại đe dọa làm chậm trễ nhiều phẩm vật cứu trợ cần thiết cho các khu vực xung đột. Ông yêu cầu tăng tốc tiến trình chấp thuận. Ông cũng nói rằng các tổ chức phi chính phủ không nên là một phần của các nhân viên cứu trợ chuyên nghiệp.Như vậy thay vì phải được điều hành bởi Bộ Ngoại Giao hay Sứ quán Hoa Kỳ trong một nước nếu một nhóm sẽ được nhận cứu trợ của Hoa Kỳ. Ông Garvelink nói rằng điều đó sẽ giúp các tổ chức phi chính phủ duy trì tính cách trung lập của họ.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG