Đường dẫn truy cập

Chính sách tị nạn của Úc bị chỉ trích sau vụ tự thiêu ở trại tị nạn


Các nhà hoạt động ủng hộ người tị nạn biểu tình bên ngoài văn phòng của Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton ở Brisbane, Australia, ngày 2/3/2016.
Các nhà hoạt động ủng hộ người tị nạn biểu tình bên ngoài văn phòng của Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton ở Brisbane, Australia, ngày 2/3/2016.

Một người Somalia tị nạn 21 tuổi đang ở trong tình trạng nguy kịch sau khi tự thiêu ở Nauru, một đảo quốc nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương, nơi có một trung tâm giam giữ ở nước ngoài do Úc quản lý. Một số người Úc đã dùng vụ việc này để đẩy mạnh những lời chỉ trích nhắm vào chính sách tị nạn của Úc. Nhưng chính phủ ở Canberra cho rằng những người ủng hộ người tị nạn gây đang gây sức ép lên những người di dân để họ làm hại chính họ nhằm thu hút sự chú ý.

Cô Hodan Yasin, một người Somalia tị nạn, 21 tuổi, đã được đưa tới một bệnh viện ở thành phố Brisbane của Úc trong tình trạng nguy kịch sau khi tự thiêu trên đảo Nauru hôm thứ Hai.

Những người ủng hộ người tị nạn nói rằng cô Yasin cảm thấy tuyệt vọng sau khi bị đưa về đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương sau thời gian điều trị tại Úc vì những thương tích trong một tai nạn giao thông.

Tuần rồi, một người xin Iran tị nạn 23 tuổi đã chết sau khi tự thiêu tại trung tâm di trú do Úc điều hành trên đảo Nauru.

Đây là một trong hai trại tạm giam trong lúc chờ làm thủ tục xin tị nạn ở nước ngoài do Úc bảo trợ trong khuôn khổ một chính sách nhằm ngăn chặn người tị nạn đến vùng biển phía Bắc của nước này bằng thuyền.

Ngay cả trong trường hợp những người bị giam giữ được chứng minh là những người tị nạn thực sự, họ cũng không được phép định cư tại Úc.
Thượng nghị sĩ Sarah Hanson-Young, thuộc đảng Xanh của Úc, nói đất nước bà đang bỏ rơi những người yếu thế.

“Đây là tình huống kỳ quặc mà chúng ta đang lâm vào. Đó là những người mà đơn của họ đã được cứu xét. Họ đã được xác nhận là những người tị nạn, do đó họ xứng đáng được chăm sóc và được dành cho những cơ hội để xây dựng lại cuộc đời. Chúng ta không nên để mặc họ mòn mỏi ở Nauru ngay lúc này, chứ đừng nói là trong nhiều năm sắp tới. Chúng ta nên chấm dứt sự đau khổ này và đưa những người này tới Úc và cho phép họ tiếp tục cuộc sống.”

Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton đã cáo buộc những người ủng hộ người tị nạn khích động căng thẳng trên đảo Nauru bằng cách khuyến khích di dân thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ép buộc Úc phải thay đổi các chính sách bảo vệ biên giới của mình.

Những người xin tị nạn bị chận bắt trong lúc tìm cách đến Úc bằng đường biển bị đưa tới đảo Manus ở Papua New Guinea hoặc đảo Nauru.

Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton cáo buộc những người ủng hộ người tị nạn về những khích động căng thẳng trên đảo Nauru bằng cách khuyến khích di dân thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ép buộc Úc phải thay đổi các chính sách bảo vệ biên giới của mình.
Bộ trưởng Di trú Úc Peter Dutton cáo buộc những người ủng hộ người tị nạn về những khích động căng thẳng trên đảo Nauru bằng cách khuyến khích di dân thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ép buộc Úc phải thay đổi các chính sách bảo vệ biên giới của mình.

Các giới chức ở Canberra nói chính sách này là một biện pháp ngăn ngừa và đã chận đứng dòng người di dân không ngớt tìm cách đến Úc bằng tàu thuyền.

Tuần trước, chính phủ Papua New Guinea cho biết sẽ đóng cửa các cơ sở của Úc trên đảo Manus sau khi Tòa án Tối cao nước này đưa ra phán quyết cho rằng cơ sở đó là bất hợp pháp.

Tin cho hay một chiếc thuyền chở những người Sri Lanka xin tị nạn đã đến trên quần đảo Cocos, một lãnh thổ của Úc ở Ấn Độ Dương.

Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là chiếc tàu tị nạn đầu tiên đến được hải phận Úc trong gần hai năm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG