Đường dẫn truy cập

Du lịch làm thay đổi suy nghĩ của người Úc về chiến tranh Việt Nam


Đài tưởng niệm Chiến tranh Úc tại Canberra. Ngày ANZAC được tổ chức hành năm để vinh danh và tưởng nhớ những người Australia và New Zealand đã phục vụ hoặc ngã xuống trong các cuộc chiến, xung đột hoặc gìn giữ hòa bình.
Đài tưởng niệm Chiến tranh Úc tại Canberra. Ngày ANZAC được tổ chức hành năm để vinh danh và tưởng nhớ những người Australia và New Zealand đã phục vụ hoặc ngã xuống trong các cuộc chiến, xung đột hoặc gìn giữ hòa bình.

Năm nay là mốc 50 năm kể từ trận đánh Long Tân, phía nam Vũng Tàu, trong đó 108 quân nhân Australia đã đẩy lui cuộc tấn công của hơn 1.500 binh sĩ Việt Cộng.

Các cựu chiến binh Australia và các đồng đội cũ trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã kỷ niệm sự kiện này với cuộc diễu hành trong khuôn khổ Ngày ANZAC hôm 25/4 ở Melbourne.

Ngày ANZAC được tổ chức hành năm để vinh danh và tưởng nhớ những người Australia và New Zealand đã phục vụ hoặc ngã xuống trong các cuộc chiến, xung đột hoặc gìn giữ hòa bình.

Tuy nhiên, cách đây hơn 4 thập kỷ, khi các binh sỹ Australia trở về từ Việt Nam, họ không nhận được sự chào đón nồng ấm.

Cựu chiến binh John Staszynski nói với hãng tin Australia AAP sau các lễ tưởng niệm Ngày ANZAC ở Adelaide rằng khi đó các binh sỹ được đề nghĩ không mặc quân phục vì có thể kích động những người phản đối Chiến tranh Việt Nam.

Ông nói: “Người ta bảo chúng tôi hãy ẩn mình. Chúng tôi cảm thấy đau đớn. Chúng tôi đã đến đó và nghĩ đã làm điều đúng đắn”. Ông Staszynski đã phục vụ ở Việt Nam hồi cuối những năm 1960.

Ông cho rằng cuộc sống của các cựu binh thời Chiến tranh Việt Nam giờ “dễ chịu hơn nhiều” vì quan niệm chính trị về cuộc chiến đã giảm đi. Ông tâm sự: “Mọi người bây giờ hiểu hơn, có cái nhìn rộng hơn về cuộc chiến và nhận ra rằng nó không đen tối như đã từng bị tô vẽ”.

Sau 50 năm kể từ trận Long Tân, dự kiến sẽ có nhiều chuyến thăm của các cựu binh Australia trở lại Việt Nam. Về phía Việt Nam, người dân mong người nước ngoài biết đến đất nước của mình không chỉ là một cuộc xung đột quân sự.

Những du khách phương Tây đến thăm Việt Nam lần đầu ngày nay thường ngạc nhiên về sự đón tiếp nồng nhiệt của người địa phương cũng như việc họ không có thái độ thù địch liên quan đến cuộc chiến.

Trong số các địa điểm du lịch về cuộc chiến, địa đạo Củ Chi cách thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy một giờ đi ô tô có lẽ là điểm nổi tiếng nhất. Thăm Củ Chi giúp du khách gắn kết với lịch sử theo cách thức cực kỳ khác với các cuộc trưng bày thường thấy ở các viện bảo tàng phương Tây.

Ở Củ Chi, du khách di chuyển qua mạng lưới địa đạo, đi trong rừng, xem nơi cài mìn bẫy, xem cách Việt Cộng tái chế bom Mỹ, và bắn thử các loại súng trường dùng trong cuộc chiến nếu muốn.

Đối với du khách phương Tây, Củ Chi không đơn giản là một “công viên” tập trung nói về chiến tranh. Các khách du lịch Mỹ, Australia và châu Âu nói họ cảm nhận rõ hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều về những trải nghiệm của binh lính ở cả hai bên. Họ hình dung bản thân mình vào những địa điểm, tình huống mà người Việt và người phương Tây đã ngã xuống, và điều đó buộc họ phải xem xét lại những hiểu biết của mình về cuộc chiến – nhất là những gì chỉ thu thập qua phim ảnh hay các buổi lễ tưởng niệm mà ở đó người Việt chỉ là nhân vật phụ.

Hơn 300.000 người Australia thăm Việt Nam hàng năm. Với sự gia tăng không ngừng về du lịch, có phần chắc những trải nghiệm của du khách tại Củ Chi và các địa điểm khác gắn với chiến tranh ở Việt Nam sẽ ngày càng ảnh hưởng đến cách người Australia tưởng nhớ về cuộc chiến, cũng như khuyến khích người Australia nhìn nhận nó từ cả hai bên chiến tuyến.

Theo Abc.net.au, Theaustralian.com, Theconversation.com

Du lịch làm thay đổi suy nghĩ của người Úc về chiến tranh Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:33 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG