Đường dẫn truy cập

Chính sách Hướng Đông của Nga mang tính kinh tế hơn ý thức hệ


Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện trước lễ khai mạc Hội nghị Tương tác và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải, 21/5/2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện trước lễ khai mạc Hội nghị Tương tác và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải, 21/5/2014.

Các nhà lãnh đạo Tây phương đang tẩy chay một cuộc duyệt binh chiến thắng ở Moscow vào cuối tuần này để kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai, vì các hành động của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo của châu Á, kể cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ tham dự cuộc duyệt binh – một sự kiện nêu bật cách thức Nga đang hướng về phương Đông vào lúc căng thẳng với phương Tây gia tăng. Song các chuyên gia phân tích thời cuộc cho rằng việc Nga ‘hướng về phương đông’ có các nguyên do kinh tế nhiều hơn là chủ thuyết.

Cuộc duyệt binh ở Moscow vào ngày 9 tháng 5, vào ngày mà Nga gọi là Ngày Chiến thắng, dứt khoát là một trong những biểu tượng đáng kể đối với ông Putin ngay lúc này để tăng cường tính hợp pháp của ông trong nước và để chứng tỏ là ông không đơn độc, theo nhận định của ông Alexander Gabuev, người đứng đầu Chương trình châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm Carnegie ở Moscow.

Ông Gabueve nói hậu thuẫn tây phương dành cho vụ nổi dậy Maidan của quần chúng, dẫn tới việc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych được Nga hậu thuẫn được điện Kremli coi như là một sự can thiệp vào khu vực ảnh hưởng của họ:

“Vì thế, có một sự nghi kỵ sâu xa. Và, mặc dầu Nga, giới thượng lưu Nga hay người dân Nga vẫn tự coi họ là một phần của nền văn minh Âu châu, tôi có thể nói là giới cầm quyền đang tìm cách đặt Nga ở thế không phải là tây phương hay không phải là Hoa Kỳ trên thế giới, về mặt chủ thuyết. Và, có lẽ sẽ ít nhiều giống như những gì Liên bang Xô viết đã cố gắng làm – chỉ để tự phô bày như một chọn lựa so với cách mô tả tây phương và hệ thống tây phương.”

Sự chối bỏ tây phương kèm theo một rủi ro

Việc phương Tây xoay lưng lại với Nga khiến cho Moscow ở cùng với các chế độ cộng sản và chủ yếu phi dân chủ - một dấu hiệu cho thấy sự sống lại của Nga trong tư cách một quốc gia độc tài, theo lập luận của sử gia Andrei Zubov:

“Ngay lúc này Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và một số nước kề cận với họ đang lập ra một thỏa thuận chống tự do, chống tây phương, chống dân chủ, và đây là điều đáng ngại.”

Moscow sẵn sàng tiếp đón lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông này trước khi chuyến đi bị hủy vì các “vấn đề nội bộ” của Triều Tiên.

Nhưng quan hệ kinh tế đang phát triển mau chóng kể từ khi Bình Nhưỡng trả xong món nợ thời Xô viết. Hai bên công bố năm 2015 là “một năm của tình hữu nghị và có thể đạt một mục tiêu thương mại một tỷ đôla trước năm 2020," theo lời người đứng đầu hội đồng kinh doanh Nga-Bắc Triều Tiên mới, ông Vitaly Survillo:

“Nếu tất cả các dự án hiện hữu, và đã sẵn sàng, được thực hiện, nhất là các dự án đường sắt, cũng như các mạng lưới điện, thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu, trên lý thuyết. Trên thực tế như thế nào còn tùy thuộc cách thức dự án này hay dự án kia được thực thi ra sao.”

Ngay lúc này, theo ông Survillo, thì mục tiêu còn rất xa, nhưng Bắc Triều Tiên có lợi hơn nhiều so với Nga trong việc tăng cường mậu dịch song phương bởi vì họ bị cô lập.

Ông Survillo nói, “Thực ra, khối lượng mậu dịch với Bắc Triều Tiên vẫn còn hạn hẹp. Nó không đáng kể, nhưng đã tăng nhanh trong mấy năm vừa qua, 2013, 2014. Và chúng ta hy vọng nó sẽ phát triển theo cùng cách đó trong năm nay.”

Quan hệ Nga-Trung Quốc đáng kể nhất

Trong khi Nam Triều Tiên cùng với Trung Quốc không bỏ phiếu chế tài Nga, nước này lại là động lực của Moscow và Bắc Kinh ở phương Đông với tầm quan trọng tăng nhiều nhất, theo ông Gabuev.

“Với mối quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Nam Triều Tiên cũng đang trong tình trạng rất khó khăn và nhiều vấn đề, thì chỉ có một đối tác lớn duy nhất là Trung Quốc. Và sự đối đầu này giữa Nga và phương Tây càng kéo dài, thì mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn."

Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên. Và nhà lãnh đạo Đông Á được trông đợi nhiều nhất dự cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng chính là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Mặc dù vụ khủng hoảng Ukraine đã làm cho việc Nga quay sang Trung Quốc mang tầm quan trọng hơn, ông Gabuev cho rằng sự quan tâm mới dành cho nước cộng sản đồng hội đồng thuyền cũ đã có từ trước khi căng thẳng với phương Tây.

Bảng tỷ giá hối đoái ở một văn phòng ở Moscow, Nga, 16/12/2014.
Bảng tỷ giá hối đoái ở một văn phòng ở Moscow, Nga, 16/12/2014.

“Cội nguồn thực sự bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008/2009 khi GDP của Nga sụt xuống mức thấp nhất trong số các nước thuộc khối G20 và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng với mức khoảng 8 phần trăm mỗi năm và Nga nhận ra rằng có các cơ hội thị trường chưa khai thác và những nguồn vốn chưa khai thác cho sự tăng trưởng trong nước và những khu vực không người ở của Siberia và vùng viễn đông cần có liên hệ châu Á này để tận dụng các cơ hội kinh tế.”

Ngày Chiến thắng rất quan trọng ở Nga

Tại Công viên Chiến thắng ở Moscow, nơi kỷ niệm Thế chiến thứ hai, các gia đình và các cặp tình nhân đi dạo dưới ánh nắng trong khi công nhân dựng sân khấu cho các buổi lễ Ngày Chiến thắng.

Quay sang phương đông là điều hợp lý bởi vì Nga là một nước đông phương, theo ông Ivan Karpov làm nghề mua bán xe hơi. Ông nói, “Tôi không phải là chuyên gia về địa lý chính trị, nhưng chúng ta không nên quên là chúng ta là một nước trải rộng từ châu Âu qua tới Thái Bình Dương. Có nhiều người Nga ở châu Á hơn là ở châu Âu. Vì thế tôi không biết vì sao Nga lại được so sánh với châu Âu và phương Tây.”

Bang giao đang phát triển giữa Nga và Trung Quốc không là điều đáng ngạc nhiên, theo sinh viên luật khoa Ivan Makarov. “Chúng ta có những quan hệ lịch sử tốt với Trung Quốc – quá khứ lịch sử của họ và chúng ta. Và bởi lẽ chúng ta không nhận được hậu thuẫn nào từ phương Tây, vì những diễn biến đang xảy diễn, vì sao chúng ta lại không quay sự chú ý qua phương Đông? Nhất là bởi vì điều đó có lợi cả về chính trị lẫn kinh tế.”

Sử gia Zubov nhận xét, với một mức đô lạc quan, rằng trong mấy năm đầu ông Putin nắm quyền, ông đã nói đến Nga như một quốc gia Tây phương, một quốc gia Âu châu phải ở cùng với Thế giới Tây phương và nuôi hy vọng rằng “Nga sẽ quay qua các mối quan hệ với phương Tây.”

Sự chú ý của ông Putin dồn vào nền kinh tế Nga

Trong khi tìm cách dùng lập luận phơi bày Nga như một chọn lựa so với quyền lực và chủ thuyết tây phương, Tổng thống Putin tập trung vào vấn đề kinh tế. Tại một cuộc họp thương đỉnh APEC hồi tháng 11, ông nói, “Vị trí của Nga ở Âu Á xác định vai trò nước này là một yếu tố chủ yếu để đưa các nền văn minh Đông Tây lại gần nhau hơn, và vì thế chúng tôi muốn củng cố quan hệ của chúng tôi với tất cả các nước trong vùng châu Á Thái Bình Dương và đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng một hệ thống mậu dịch tự do và trong công cuộc hợp tác kinh tế và đầu tư.”

Bất chấp các căng thẳng chính trị, quan hệ thương mại của Nga với phương Tây theo trông đợi sẽ không ở thứ hạng thấp hơn so với châu Á trong nay mai.

Liên hiệp châu Âu vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm khoảng một nửa toàn bộ mậu dịch của Nga.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG