Đường dẫn truy cập

Chiếc bút chì dẫn tới một phong trào


Người sáng lập 'Bút chì của Hứa Hẹn' Adam Braun và nữ diễn viên Sophia Bush tại dạ hội hàng năm của tổ chức này tại New York.
Người sáng lập 'Bút chì của Hứa Hẹn' Adam Braun và nữ diễn viên Sophia Bush tại dạ hội hàng năm của tổ chức này tại New York.
Trước khi bước sang tuổi 25, Adam Braun có một viễn kiến về những gì anh muốn làm trong đời và di sản anh muốn để lại cho mai sau. Hồi năm 2008, anh Braun đã sáng lập tổ chức Bút Chì của Hứa Hẹn, một tổ chức bất vụ lợi hay điều anh thích gọi là “cho mục đích” – tổ chức để bảo đảm rằng tất cả mọi trẻ em có điều kiện được giáo dục. Sáu năm sau đó, cứ 90 giờ đồng hồ tổ chức của anh Braun lại bắt đầu xây dựng một trường học mới và đã tiếp cận được 22.000 trẻ em tại Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.

Tất cả đã bắt đầu khi Adam Braun viếng thăm Ấn Độ với tư cách một sinh viên đại học. Một bé trai xin tiền trên đường phố tới gần anh. Braun đã hỏi em bé muốn gì nếu em có thể có bất cứ thứ gì trên thế giới:

“Lúc đó tôi nghĩ câu trả lời sẽ là một căn nhà hay một chiếc xe hơi. Nhưng câu trả lời của em là một cây bút chì. Vì thế tôi cho em chiếc bút chì của tôi và thấy mặt em rạng rỡ vì vui mừng. Tôi nhận ra rằng trước đó em chưa bao giờ được tới trường, và đó là một thực tế của 57 triệu trẻ em trên khắp thế giới.”

Sau khi tốt nghiệp, Braun bắt đầu làm việc trong ngành tài chánh và tiến lên trên con đường của một sự nghiệp thành công tại Wall Street, nhưng anh không bao giờ quên em vé đó và những khó khăn mà em đã trải qua.

Anh Braun nói: “Chúng ta sống trong một thế giới mà mỗi đứa trẻ có thể có điều kiện theo đuổi một nền giáo dục có phẩm chất, bởi vì chúng ta đã có khả năng giáo dục tất cả mọi trẻ em. Vì thế tôi đã dấn mình theo đuổi con đường rộng mở để giúp tạo ra thế giới đó.”

Sử dụng truyền thông đại chúng, anh Braun trình bày về công tác của anh và gây quỹ. Anh đã tài trợ cho việc xây dựng ngôi trường đầu tiên cho tổ chức “Bút Chì của Hứa Hẹn” tại Lào năm năm trước đây. Kể từ đó, tổ chức của anh đã giúp tài trợ cho hơn 200 ngôi trường tại những khu vực miền quê xa xôi tại Lào, Nicaragua, Guatemala, và Ghana. Anh nói rằng, tại mỗi nước, tổ chức của anh hợp tác chặt chẽ với các bộ giáo dục.

Anh nói thêm: “Đó là những cơ quan soạn thảo chương trình giáo dục cơ bản, nhưng chúng tôi cung cấp thêm giáo trình về điều kiện vệ sinh, sức khỏe và nước sạch, đặc biệt là dạy trẻ em sống đời sống khỏe mạnh và tổng thể.”

Anh cho biết tổ chức Bút Chì của Hứa Hẹn cũng hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng địa phương:

“Tất cả mọi dự án đặc biệt quan tâm tới cộng đồng đó, nhưng trung bình, 20% tài trợ tới từ chính cộng đồng đó. Chúng tôi muốn các địa phương ủng hộ những địa phương khác.”

Cô Leslie Engle Young là giám đốc chương trình tạo ảnh hưởng cho tổ chức Bút chỉ của Hứa Hẹn. Cô nói: “Quy tụ công chúng chung quanh một mục đích giáo dục chung là chuyện kết hợp chặt chẽ các cộng đồng lại với nhau.”

Çô Young nói thêm: “Chúng tôi bắt đầu nói 'Được rồi, làm sao chúng ta có thể có được 20 phần trăm của quý vị? Quý vị có thể sử dụng nguồn lao động nào? Chúng ta có những vật liệu nào để đóng góp vào dự án?' Và qua các cuộc trò chuyện này, chúng tôi bắt đầu xây dựng quan hệ đối tác thật sự với những người này.”

Cô Young nói rằng cô hết sức ngạc nhiên trước những đáp ứng nhận được từ các bậc cha mẹ và anh bà bất cứ lần nào xây dựng một ngôi trường mới. Dân chúng sẵn lòng đóng góp nỗ lực và tài nguyên. Họ sung sướng được thấy con em có cơ hội để học.

Cô cho biêt: “Tôi mới ở Ghana nhân dịp lễ khai trương một trường mẫu giáo tại cộng đồng Likpe, ở miền bắc vùng Volta, nơi chúng tôi hoạt động tại Ghana. Có lẽ có khoảng 300 người ngồi chung quanh ngôi trường mới này. Một phụ huynh đứng dạy và cho các học sinh một thách thức, căn bản là nói với họ rằng, đây là ngôi trường của các em, các em cần sử dụng nó tốt nhất. Các em có quyền có một nền giáo dục. Và bây giờ công việc của các em là lợi dụng quyền đó và xem các em có thể đi tới đâu trong tương lai. Ngôi trường này sẽ không đủ. Chúng ta sẽ bảo đảm rằng ngôi trường này không phải chỉ là một tòa nhà. Các thày cô giáo sẽ hiện diện đều đặn. Các bạn sẽ làm công việc tốt. Chúng tôi sẽ giúp các bạn làm công việc tốt đó.’ Và cô Young chỉ thật sự đòi hỏi nhiều từ mọi người. Điều đó thật tuyệt.”

Bầu nhiệt huyết như vậy gây cảm hứng cho anh Adam Braun mở rộng tổ chức của anh vượt qua mức trường tiểu học.

Anh Braun nói: “Như vậy, chúng tôi phát triển học bổng, cho phép các em tiếp tục lên trung học, cũng như là huấn luyện giáo viên. Chúng tôi rất hăng hái về việc biết chắc rằng những chương trình này không phải chỉ là những hình ảnh đẹp và những băng video về các trẻ em, nhưng chúng tôi thật sự thấy các kết quả không tưởng tượng được trong lớp học. Và nều chúng tôi không thấy kết quả, thì khi đó sẽ thay đổi chương trình của chúng tôi. Đó là lý do tại sao các trẻ em của chúng tôi trong các trường Bút Chì của Hứa Hẹn đã tiến từ một lớp lên lớp kế tiếp với tỷ lệ gấp đôi chương trình trung bình trong nước.”

Trong cuốn sách mới của anh, The Promise of a Pencil, anh Braun chia sẻ câu chuyện của anh xây dựng tổ chức bất vụ lợi, theo đuổi giấc mơ của anh và chứng tỏ rằng một người bình thường có thể tạo ra những thay đổi phi thường.

VOA Express

XS
SM
MD
LG