Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo thế giới đưa ra lời kêu gọi khẩn khiết về khí hậu


Các nhà lãnh đạo chụp hình lưu niệm tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở bên ngoài thủ đô Paris, ngày 30/11/2015.
Các nhà lãnh đạo chụp hình lưu niệm tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở bên ngoài thủ đô Paris, ngày 30/11/2015.

Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về khí hậu ở bên ngoài thủ đô Paris được gọi là cuộc họp lớn nhất trong lịch sử giữa các nhà lãnh đạo thế giới và nhắm mục đích đạt được một thỏa thuận để kéo chậm đà tăng nhiệt toàn cầu. Hội nghị diễn ra vào lúc Pháp điều động hàng ngàn cảnh sát để cung cấp an ninh cho các phái đoàn sau khi xảy ra những vụ tấn công khủng bố đã làm 130 người thiệt mạng cách đây hơn 2 tuần. Các cuộc đàm phán ở Copenhagen 6 năm trước đã không đạt được một thỏa thuận về khí hậu, nhưng theo tường thuật của thông tín viên VOA Luis Ramirez từ Paris, có sự lạc quan rằng các cuộc đàm phán năm nay có thể đưa tới một thỏa thuận sâu rộng.

Theo cách nhìn của các nhà lãnh đạo ở hội nghị, cuộc họp này là cơ hội tốt nhất để cứu vớt hành tinh. Lời kêu gọi hành động của họ trong ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh mang tính cấp thiết, như phát biểu của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon:

“Đây là một thời điểm thiết yếu cho tương lai các nước của quý vị, nhân dân của quý vị, và cho ngôi nhà chung của chúng ta, hành tinh của chúng ta. Quý vị không thể chần chờ được nữa.”

Mục tiêu đề ra là cắt lượng khí thải đủ để giảm bớt tình trạng tăng nhiệt toàn cầu ở mức 2 độ bách phân. Các khoa học gia cảnh báo rằng nếu không làm như vậy, thì sẽ có nghĩa là hạn hán và các sự kiện nguy hiểm về thời tiết, băng cực tan, và mực nước biển dâng cao.

Điều khác biệt tại cuộc họp thượng đỉnh lần này là mỗi nước đã đề ra – ngay từ đầu – những gì định làm để đáp ứng các mục tiêu về khí thải carbon. Nước gây ô nhiễm nhiều nhất là Trung Quốc đã cam kết làm phần vụ của mình là hạn chế khí thải carbon trước năm 2030, nhưng nói rằng các quốc gia phải được phép định ra nghị trình riêng của mình.

Sau đây là ý kiến của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình:

“Thỏa thuận Paris phải tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia có sự du di giữa các nước và nhấn mạnh vào các kết quả thực tiễn.”

Ông Putin cam kết: “Nga sẽ tiếp tục góp phần vào các nỗ lực chung về ngăn chặn tăng nhiệt toàn cầu. Đến năm 2030, chúng tôi hy vọng sẽ cắt giảm 70% lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính so với năm cơ bản là 1990.”
Ông Putin cam kết: “Nga sẽ tiếp tục góp phần vào các nỗ lực chung về ngăn chặn tăng nhiệt toàn cầu. Đến năm 2030, chúng tôi hy vọng sẽ cắt giảm 70% lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính so với năm cơ bản là 1990.”

​Các phái đoàn cũng bắt đầu tiết lộ chi tiết về cách thức họ sẽ tài trợ cho cam kết thúc đẩy chi tiêu có liên quan đến khí hậu thêm 100 tỷ đôla trong 5 năm sắp tới.

Chuyển qua các nguồn năng lượng xanh hơn là một triển vọng gây tốn kém cho tất cả các nước. Nhưng đó còn là một gánh nặng lớn hơn cho các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Nga vẫn từng là một đối tác miễn cưỡng, nhưng hôm qua tổng thống Vladimir Putin cũng đưa ra một cam kết:

“Nga sẽ tiếp tục góp phần vào các nỗ lực chung về ngăn chặn tăng nhiệt toàn cầu. Đến năm 2030, chúng tôi hy vọng sẽ cắt giảm 70% lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính so với năm cơ bản là 1990.”

Các nhà lãnh đạo tề tựu vào ngày đầu hội nghị, với hy vọng một sự biểu dương tình đoàn kết vào lúc khởi sự cuộc họp kéo dài 2 tuần lễ này sẽ đem lại cho các cuộc đàm phán một lực đẩy mạnh đưa tới một thỏa thuận lịch sử mà họ mong sẽ cứu vãn trái đất.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG