Đường dẫn truy cập

TT Obama hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới 'nhận lãnh trách nhiệm thời đại'


Tổng thống Hoa Kỳ hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu “nhận lãnh trách nhiệm thời đại”, và nói rằng tiến bộ mà họ đạt được tại hội nghị sẽ được đo lường bằng “sự khổ đau được tránh khỏi và một trái đất được bảo tồn.”
Tổng thống Hoa Kỳ hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu “nhận lãnh trách nhiệm thời đại”, và nói rằng tiến bộ mà họ đạt được tại hội nghị sẽ được đo lường bằng “sự khổ đau được tránh khỏi và một trái đất được bảo tồn.”

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu “nhận lãnh trách nhiệm thời đại”, và nói rằng tiến bộ mà họ đạt được tại hội nghị sẽ được đo lường bằng “sự khổ đau được tránh khỏi và một trái đất được bảo tồn.”

Tổng thống Obama cho biết các nhà lãnh đạo của những nước tham dự hội nghị có chung một cảm giác cấp bách về mục tiêu giảm thiểu khí thải và hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu. Ông cũng nêu ra một số tiến bộ mà Hoa Kỳ và các nước khác đã đạt được.

Trước khi cuộc họp chính thức khai mạc, ông Obama đã họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông phát biểu như sau về sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề biến đổi khí hậu.

"Là hai nước thải khí cácbon nhiều nhất thế giới, cả hai nước chúng tôi đã xác định là chúng tôi có trách nhiệm phải hành động. Và sau thông cáo chung có tính chất lịch sử của chúng tôi tại Bắc Kinh hồi năm ngoái về những mục tiêu khí hậu sau năm 2020, hơn 180 quốc gia đã nối gót để loan báo những mục tiêu của họ và vì thế vai trò lãnh đạo của chúng tôi đối với vấn đề này là tuyệt đối quan trọng. Tôi cảm kích sự hợp tác nhất quán của Chủ tịch Tập Cận Bình trong vấn đề này."

Mục tiêu của hội nghị là giới hạn mức tăng trung bình của nhiệt độ toàn cầu ở mức 2 độ C, hoặc thấp hơn, so với mức của thời trước Cách mạng Công nghiệp, bằng cách cắt giảm lượng khí thải bị cho là thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu. Cơ quan khí hậu của Liên Hiệp Quốc cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 1 độ trong năm nay.

Trước khi cuộc họp chính thức khai mạc, Tổng thống Obama đã họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị.
Trước khi cuộc họp chính thức khai mạc, Tổng thống Obama đã họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã khai mạc hội nghị với việc thúc giục các nhà lãnh đạo nắm bắt cơ hội để hành động.

Tổng thư ký phát biểu: "Hành động quả quyết về khí hậu là phù hợp với lợi ích quốc gia của tất cả mọi nước có đại diện tại hội nghị này. Thời của sự kình cãi lẫn nhau đã chấm dứt. Chúng ta hãy xây dựng một cơ chế khí hậu lâu bền với một con đường rõ ràng mà tất cả các nước có thể đồng ý đi theo. Paris phải đánh dấu một điểm chuyển hướng có tính chất định đoạt. Chúng ta cần thế giới biết rằng chúng ta đang hướng tới một tương lai khí thải ở mức thấp, bền bỉ về khí hậu và không có việc bước lui."

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã cảnh báo về những trở ngại cho hội nghị thượng đỉnh trong việc đạt được một thoả thuận có tính chất ràng buộc, trong đó có vấn đề liên quan tới tính chất pháp lý của hiệp ước, sự tài trợ cho các nước nghèo và sự theo dõi những cam kết của các nước đối với việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Cho đến nay, đã có 183 quốc gia đề ra những kế hoạch dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng những cuộc điều đình gay go dự kiến sẽ diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh hai ngày này và tại những cuộc họp liên hệ cho đến hết ngày 11 tháng 12.

Một nỗ lực tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm 2009 để soạn thảo một thoả thuận toàn cầu đã bị thất bại vì những sự bất đồng sâu sắc giữa các nước giàu và các nước nghèo.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon khai mạc hội nghị với việc thúc giục các nhà lãnh đạo nắm bắt cơ hội để hành động.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon khai mạc hội nghị với việc thúc giục các nhà lãnh đạo nắm bắt cơ hội để hành động.

Hôm 29/11, trước hội nghị thượng đỉnh Paris, hàng trăm ngàn người đã tham gia những cuộc biểu tình ở nhiều nơi trên thế giới để hô hào cho việc áp dụng những biện pháp kiểm soát để chống lại biến đổi khí hậu.

Những nhân vật tranh đấu đã xuống đường tại trung tâm thủ đô nước Pháp trong lúc các biện pháp an ninh nghiêm nhặt được áp dụng sau vụ tấn công của nhóm Nhà nước Hồi giáo giết chết 130 người. Những cuộc biểu tình ôn hoà đã trở nên có bạo động, với việc cảnh sát bắn lựu đạn cay vào người biểu tình. Hơn 200 người biểu tình bị bắt.

Vì các giới chức Pháp cấm những cuộc tuần hành, những người biểu tình, trong đó có Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, đã để lại khoảng 20.000 đôi giày tại Quảng trường Cộng hoà. Những người tổ chức cuộc biểu tình nói rằng những đôi giày này nặng 4 tấn và có một đôi mà Toà Thánh Vatican đã thay mặt Đức Giáo Hoàng để gửi tới.

Giới hữu trách Pháp cho biết khoảng 2.800 nhân viên cảnh sát và binh sĩ đang bảo vệ an ninh cho địa điểm hội nghị và khoảng 6.300 nhân viên an ninh sẽ được triển khai tại những nơi khác ở Paris. Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve nói gần 1.000 người bị cho là có thể gây ra những mối rủi ro về an ninh đã bị cấm nhập cảnh vào nước Pháp.

VOA Express

XS
SM
MD
LG