Đường dẫn truy cập

Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt chính sách mở cửa cho người tỵ nạn Syria


Người tị nạn Syria tại cửa khẩu Oncupinar giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, ngày 28/9/2014.
Người tị nạn Syria tại cửa khẩu Oncupinar giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, ngày 28/9/2014.

Giới hữu trách Thổ Nhĩ Kỳ đã siết chặt kiểm soát, chấm dứt chính sách mở cửa cho người tị nạn Syria và gây khó khăn hơn cho người Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ và các phóng viên quốc tế tường thuật về cuộc chiến. Còn có cả tin về người bị bắn khi đến gần biên giới. Từ biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, thông tín viên VOA Jamie Dettmer ghi nhận thêm chi tiết.

Bà Lina Chawaf là chủ biến đài phát thanh độc lập "Rozana" của Syria, phát đi từ các phòng thu ở Paris và Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Bà là một nhân vật truyền hình nổi tiếng ở Damascus cho đến khi bỏ trốn vì đứng về phe đối lập chính trị chống lại Tổng thống Bashar al-Assadkhi bạo động bùng nổ năm 2011.

Bà vẫn trở lại những khu vực do phe nổi dậy chiếm đóng ở bắc bộ Syria khi nào có thể được.

Bà Chawaf nói: "Tôi cảm thấy mình phải đến đó. Tôi phải tận mắt nhìn thấy, đó là tinh thần của một ký giả, quý vị biết điều này nếu mình là ký giả. Tôi cảm thấy tôi phải có cái cảm giác giống như những người đang ở đó... nhìn thấy sự thực."

Nhưng tìm cách nhìn thấy điều mà các phóng viên gọi là "sự thật tại chỗ" có thể rất nguy hiểm. Các quả bom thùng đang rơi như mưa xuống Aleppo, thành phố tơi tả ở miền bắc Syria mà phe nổi dậy chiếm lĩnh một nửa. Và có mối nguy hiểm là ký giả bị các nhóm thánh chiến bắt giữ, chẳng hạn như nhóm Jabhat AL Nusra.

Nhưng cũng có những rủi ro trong việc chỉ đi vào Syria và tìm cách trở về Thổ Nhĩ Kỳ.

4 phóng viên Tây phương đã bị trục xuất tuần trước sau khi bị bắt gặp vào Thổ Nhĩ Kỳ sau những chuyến công tác tường thuật bên trong Syria. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng các cửa biên giới hồi tháng 3, viện dẫn tình hình giao tranh ác liệt gần biên giới buộc phải đưa ra quyết định đó.

Bà Lina Chawaf vừa cùng với những người tị nạn tìm cách vào Thổ Nhĩ Kỳ một cách bất hợp pháp.

Khoảng 20 phút lái xe từ cổng biên giới ở Kills, hơn 500 thường dân đã tìm cách dùng đường hầm xuyên biên giới dài 700 mét, sâu 3 mét, và bề ngang 3 mét.

Bà Chawaf cho biết: "Chúng tôi đi đến đó và mọi người đều biết là al-Nusra nắm quyền kiểm soát khu vực này. Họ hỏi về những gì chúng tôi định làm ở đó, và họ tìm cách giúp chúng tôi chỉ đến đường hầm thôi. Và khi chúng tôi bắt đầu đi bộ đến đường hầm thì súng bắt đầu nổ trên đầu chúng tôi."

Súng nổ từ phía nhân viên canh phòng Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách ngăn người tị nạn không cho đến đường hầm. Người tị nạn đã chạy ùa về phía đường hầm.

Trẻ em tị nạn Syria chơi đùa ở thành phố đông nam của Kilis, gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Trẻ em tị nạn Syria chơi đùa ở thành phố đông nam của Kilis, gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

​Bà Chawaf nói: "Có trẻ em, có các gia đình, các em nhỏ. Các em khóc lóc. Có một bé gái ngay cạnh tôi khi tôi xuống hầm, còn em thì đang khóc."

Ở 160 kilomet về phía đông, người tị nạng Thổ Nhĩ Kỳ trở lại thành phố Kobani đổ nát, sau nhiều tháng bị Nhà nước Hồi giáo vây hãm, nhận thấy cuộc sống hàng ngày thật là vô vọng, không có nước máy hay điện, với những căn nhà bị bom và thực phẩm ít ỏi. Mìn đạn chưa nổ nằm rải rác khắp nơi, và xác người chôn trong đống nhà sập đổ nát, gây nguy hại cho sức khỏe vào lúc mùa hè sắp tới.

Trở lại vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở đây cũng nguy hiểm y như ở cổng biên giới Kilis.

Có 7 đứa con, ông Mustafa trở lại Kobani một cách bất hợp pháp để thăm dò xem gia đình có thể trở về hay không. Ông nhận thấy là không được và nói cuộc hành trình trở lại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, cũng một cách bất hợp pháp, đầy chông gai, phải đi bộ 10 kilomet về phía đông Kobani, rồi phải đi nhanh trên 3 kilomet đất gồ ghề trong bóng tối trước khi chạy 200 và 300 mét.

Nếu bị bắt, người tị nạn có thể bị đánh đập và bị lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ lấy hết tiền bạc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG